Sáng nay gọi được cả THƯỞNG lẫn Định, nên lòng cảm thấy khoẻ khoắn.
Thưởng có cái tật nói lia chia, không chờ người khác .Tường trình về má, bà già cứng đầu, nhỏng nhẻo, phải vừa dỗ dành vừa hăm dọa mới chịu ăn .
Nhưng ăn bổ qúa lại bón, lại phải đi triệu BÁC SĨ vô, vì Má không đi tiểu được. BS dặn nấu bớt rau cải càrốt lại. BS khám mọi thứ đều tốt, BS cầm cái khăn đưa trước mặt dặn là không được dùng khăn nữa, lau chùi hoài chợt hết. Má sợ, nghe lời BS, nhưng dùng giấy 1 cuộn /1ngày...
Bây giờ phải 2 người thay nhau thức với má ban đêm . Má ngủ ít,
nên cứ ngồi hoài, mà trời BMT vừa mưa tầm tả, vừa tắt điện tối thui...may mà má có mấy cái đèn solar, lúc nào cũng sáng...
Gọi được ĐỊNH sáng nay, vừa ở trong phòng ra nên phone mới mở được.
Cháu DẠ đã khá hơn, bây giờ đang tập cho nó thở khi không có ống, nó viết được khi muốn nói gì...cám ơn TRỜI PHẬT phù hộ cho cháu qua cơn nguy kịch, mọi người từ đông sang tây đều cùng cầu nguyện cho cháu..
Vừa thở được hơi nhẹ nhàng thì phone TTÀI, chị bình tỉnh đi phó hội một mình, em không đi được .Thôi cũng chịu vậy, mọi việc cứ coi như trời định, mình muốn, mình tính mà rồi cũng không xong, dùng dằng mãi rồi cũng ở nhà ! Ta đang chọn mấy chỗ, với NHÓM HIỀN hay với NGỌC DIỆP ? chưa biết, thôi cứ qua đó hẳn hay ! đúng số cô đơn, đi đâu cũng có một mình !
Một mình, mình một bơ thờ .
Dựa cây, cây ngã, dựa bờ bờ xiêu !....hì hì !
SK.
Wednesday, June 30, 2010
Phượng viết về MÁ
Mười ngày bên Mẹ
Chưa được hai tháng kể từ lần lên thăm Mẹ ngày 30 – 4, Mẹ gầy xọp hẳn đi, chỉ còn da bọc xương, đụng khẻ cũng đau, sờ vào cũng đau, đi đứng khó khăn, lọng cọng trong căn phòng vuông vức, mất cả khái niệm về thời gian.
Nghĩ mà buồn mà thương Mẹ quá đỗi.
Mẹ hụt hẫng nhiều sau cái chết của Ba, người mà hơn bảy mươi năm, đầu ấp, tay gối, biết bao kỹ niệm buồn vui, người mà đã kết hợp sản sinh ra một tá con mà nữ chiếm 2/3 dân số, người mà ở tuổi cửu tuần một tay Mẹ chăm lo, săn sóc hoàn hảo đến đỗi hàng xóm, láng giềng phải cất tiếng ngợi khen và người mà khi nằm xuống, đại diện Nhà nước đã đến phúng điếu, chia buồn .... kể sao xiết một thời vang bóng.
Giờ Mẹ lủi thủi trong căn phòng vuông vức, không còn quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày. Khoảng cách xa gần của Mẹ là từ chiếc giường đến chiếc ghế có bánh xe để làm vệ sinh cá nhân.
Trước khi về thăm Mẹ, tôi nghĩ một cách đơn giản là khi nắng lên sẽ đưa Mẹ ra ngoài sưởi ấm để Mẹ thêm sinh khí, nhưng tôi đã thất bại hoàn toàn vì Mẹ đã chối từ. Không gian của Mẹ dần thu hẹp và thời gian thì không còn rõ nét.
Chị, em chúng tôi giờ có bổn phận săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Mong sao cuối đời Mẹ có được giây phút bình yên và ... cho đến ngày Mẹ về với Ba
TB. Bé Dạ hôm nay đã khá nhiều rồi
Chưa được hai tháng kể từ lần lên thăm Mẹ ngày 30 – 4, Mẹ gầy xọp hẳn đi, chỉ còn da bọc xương, đụng khẻ cũng đau, sờ vào cũng đau, đi đứng khó khăn, lọng cọng trong căn phòng vuông vức, mất cả khái niệm về thời gian.
Nghĩ mà buồn mà thương Mẹ quá đỗi.
Mẹ hụt hẫng nhiều sau cái chết của Ba, người mà hơn bảy mươi năm, đầu ấp, tay gối, biết bao kỹ niệm buồn vui, người mà đã kết hợp sản sinh ra một tá con mà nữ chiếm 2/3 dân số, người mà ở tuổi cửu tuần một tay Mẹ chăm lo, săn sóc hoàn hảo đến đỗi hàng xóm, láng giềng phải cất tiếng ngợi khen và người mà khi nằm xuống, đại diện Nhà nước đã đến phúng điếu, chia buồn .... kể sao xiết một thời vang bóng.
Giờ Mẹ lủi thủi trong căn phòng vuông vức, không còn quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày. Khoảng cách xa gần của Mẹ là từ chiếc giường đến chiếc ghế có bánh xe để làm vệ sinh cá nhân.
Trước khi về thăm Mẹ, tôi nghĩ một cách đơn giản là khi nắng lên sẽ đưa Mẹ ra ngoài sưởi ấm để Mẹ thêm sinh khí, nhưng tôi đã thất bại hoàn toàn vì Mẹ đã chối từ. Không gian của Mẹ dần thu hẹp và thời gian thì không còn rõ nét.
Chị, em chúng tôi giờ có bổn phận săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Mong sao cuối đời Mẹ có được giây phút bình yên và ... cho đến ngày Mẹ về với Ba
TB. Bé Dạ hôm nay đã khá nhiều rồi
Tuesday, June 29, 2010
PHONE ĐỊNH
Sáng nay phone cho Định 2 lần mà không được, phone reo mà không bắt, có lẽ Định ngủ, bên này 11giờ sáng, thì bên VN 10 giờ tối. Cầu mong cho cháu DẠ được khá hơn .
Hôm qua ANH ĐỈNH và CHI TIẾU gọi từ PHÁP qua. Có nói chuyện về MÁ và cháu DẠ, chị biểu mọi người mỗi tối hãy ra ngoài trời thắp nhang khấn nguyện cầu xin ơn trên...phù hộ cho MÁ, cháu DẠ bình yên...SK có mail về VN, mong mọi người sẽ cố gắng cầu nguyện.
Sáng nay hỏi NA book vé chưa, người ta nói ngày 14 tháng 8/2010 mà chưa thấy trả lời ? Sốt ruột mà phải chờ thôi.
Không thấy ai mail nói gì, thì chắc là tình hình cũng ổn .
Hôm qua ANH ĐỈNH và CHI TIẾU gọi từ PHÁP qua. Có nói chuyện về MÁ và cháu DẠ, chị biểu mọi người mỗi tối hãy ra ngoài trời thắp nhang khấn nguyện cầu xin ơn trên...phù hộ cho MÁ, cháu DẠ bình yên...SK có mail về VN, mong mọi người sẽ cố gắng cầu nguyện.
Sáng nay hỏi NA book vé chưa, người ta nói ngày 14 tháng 8/2010 mà chưa thấy trả lời ? Sốt ruột mà phải chờ thôi.
Không thấy ai mail nói gì, thì chắc là tình hình cũng ổn .
Sunday, June 27, 2010
MÁ - MẠ TÔI
PHƯỢNG -THƯỞNG tường trình về MÁ .
Tối hôm qua bên CANADA, lúc 9 giờ, bên VN 8 giờ sáng, tôi mới qua nhà bà hàng xóm mua được mấy thẻ phone, nên gọi về VN.
Phượng kể về MÁ vừa hào hứng, vừa thương xót, vưà mệt mõi. Vì tới phiên ai là người đó phải trực coi MÁ luôn mấy tiếng đồng hồ, vì MÁ không chịu ngủ, cứ ngồi trên ghế lau chùi, như là một cái tật vô thức mà không cách gì trị được . Biểu đi ngủ, đi nằm, không chịu từ 12 ,1 giờ sáng cho đến 3,4 giờ, má biểu tụi bay cứ vô giường năm đi, má thì ngồi quạt, vì sợ muổi. Mùa này là muà mưa ở BMT.
Nằm trong mùng chứ đâu dám ngủ, cứ canh chừng MÁ thành ra mệt phờ, Phượng lên chăm MÁ 1 tuần mà phờ phạc . Phượng cứ nói chị về mà nói MÁ đi ngủ, em chịu thua luôn, bao nhiêu là khăn và giấy, không cho là bả la om sòm . Khi la thì Má tỉnh táo lắm .
Tối nay em phải về SÀIGÒN, vì em cũng còn gánh nặng một bà mẹ chồng dưới đó. Bà kia thì ...ở dơ hơn, nên mặc kệ ai làm gì thì làm, bả chỉ lo ăn và nằm, trong khi MÁ mình không chịu ăn, phải ép, và còn tự lo vệ sinh, không cho ai đụng tới .
Thôi em nhường cho THƯỞNG nói với chị . THƯỞNG thì ốm yếu hơn, nhưng gịong nói còn hùng hồn pha lẫn tiếu lâm chứ không lo lắng như PHƯỢNG.
Chị biết không, hôm mới lên, em đi chợ mua cái nồi ÁPXUẤT để về hầm xúp cho MÁ, đến khi về nhà, bả ca một tăng . Lên đây lo đi thăm cháu nội, chớ đâu phải lên ở với MÁ...làm em phải chià cái nồi ra cho MÁ thấy, rồi thanh minh, thanh nga, con đi chợ mua đồ ăn, mua nồi về hầm xúp cho mau, chứ nấu lò gas lâu lắm..., cái gì không vừa ý là la liền, còn không chịu ăn, phải dọa đủ điều..khăn thì phải nhúng nước cho MÁ thấy là chưa khô...úi chao đủ thứ . Má cũng biết là em cũng sẽ về SÀIGÒN, nên MÁ nói kêu MINH, CHI vô ngủ. Em phải về để huấn luyện cho giáo sinh 10 ngày trong dịp hè, rồi mới lên lại được, và phải nghỉ ngơi, chứ ở trên này tuy thay phiên nhau, nhưng có ai ngủ được đâu.
Em có gọi NM, nhưng bà này trốn biệt? thôi bàn tay ngón dài ngón ngắn . Chị HƯƠNG đi nghỉ ngơi về rồi, sẽ thay thế nấu nướng . Dù sao MÁ cũng có các con chăm sóc đầy đủ. Còn chờ chị và TÀI về thay phiên.
Tôi sẽ về sớm hơn, tuỳ theo vé con book ngày nào. Nina cũng muốn đi, đang thu xếp công việc ở sở, nên nói MÁ ráng đợi con về luôn thăm BÀ NGOẠI.
Tối hôm qua bên CANADA, lúc 9 giờ, bên VN 8 giờ sáng, tôi mới qua nhà bà hàng xóm mua được mấy thẻ phone, nên gọi về VN.
Phượng kể về MÁ vừa hào hứng, vừa thương xót, vưà mệt mõi. Vì tới phiên ai là người đó phải trực coi MÁ luôn mấy tiếng đồng hồ, vì MÁ không chịu ngủ, cứ ngồi trên ghế lau chùi, như là một cái tật vô thức mà không cách gì trị được . Biểu đi ngủ, đi nằm, không chịu từ 12 ,1 giờ sáng cho đến 3,4 giờ, má biểu tụi bay cứ vô giường năm đi, má thì ngồi quạt, vì sợ muổi. Mùa này là muà mưa ở BMT.
Nằm trong mùng chứ đâu dám ngủ, cứ canh chừng MÁ thành ra mệt phờ, Phượng lên chăm MÁ 1 tuần mà phờ phạc . Phượng cứ nói chị về mà nói MÁ đi ngủ, em chịu thua luôn, bao nhiêu là khăn và giấy, không cho là bả la om sòm . Khi la thì Má tỉnh táo lắm .
Tối nay em phải về SÀIGÒN, vì em cũng còn gánh nặng một bà mẹ chồng dưới đó. Bà kia thì ...ở dơ hơn, nên mặc kệ ai làm gì thì làm, bả chỉ lo ăn và nằm, trong khi MÁ mình không chịu ăn, phải ép, và còn tự lo vệ sinh, không cho ai đụng tới .
Thôi em nhường cho THƯỞNG nói với chị . THƯỞNG thì ốm yếu hơn, nhưng gịong nói còn hùng hồn pha lẫn tiếu lâm chứ không lo lắng như PHƯỢNG.
Chị biết không, hôm mới lên, em đi chợ mua cái nồi ÁPXUẤT để về hầm xúp cho MÁ, đến khi về nhà, bả ca một tăng . Lên đây lo đi thăm cháu nội, chớ đâu phải lên ở với MÁ...làm em phải chià cái nồi ra cho MÁ thấy, rồi thanh minh, thanh nga, con đi chợ mua đồ ăn, mua nồi về hầm xúp cho mau, chứ nấu lò gas lâu lắm..., cái gì không vừa ý là la liền, còn không chịu ăn, phải dọa đủ điều..khăn thì phải nhúng nước cho MÁ thấy là chưa khô...úi chao đủ thứ . Má cũng biết là em cũng sẽ về SÀIGÒN, nên MÁ nói kêu MINH, CHI vô ngủ. Em phải về để huấn luyện cho giáo sinh 10 ngày trong dịp hè, rồi mới lên lại được, và phải nghỉ ngơi, chứ ở trên này tuy thay phiên nhau, nhưng có ai ngủ được đâu.
Em có gọi NM, nhưng bà này trốn biệt? thôi bàn tay ngón dài ngón ngắn . Chị HƯƠNG đi nghỉ ngơi về rồi, sẽ thay thế nấu nướng . Dù sao MÁ cũng có các con chăm sóc đầy đủ. Còn chờ chị và TÀI về thay phiên.
Tôi sẽ về sớm hơn, tuỳ theo vé con book ngày nào. Nina cũng muốn đi, đang thu xếp công việc ở sở, nên nói MÁ ráng đợi con về luôn thăm BÀ NGOẠI.
Thursday, June 24, 2010
MÁ - MẠ TÔI
Ngày xưa hồi còn nhỏ , tôi hay gọi MÁ là MẠ . Sau lớn lên đi học, bắt chước bạn bè gọi là MÁ .
MÁ ngày xưa cũng khỏe mạnh đảm đang, cho đến ngày BA mất thì MÁ suy sụp hẵn. Mấy ngày gần đây MÁ tôi thật là tội nghiệp, MÁ ốm yếu người còn bằng con tép .
Đáng lí tôi phải vè ngay ở với MÁ trong những ngày còn lại, nhưng cũng còn vài chuyện nhỏ nhặt chưa thu xếp xong . Cầu xin MÁ được bình yên chờ tới ngày con về.
Nghe mấy em PH,TH nói cái tật "già" của MÁ mà xót xa. MÁ sạch sẽ quá, cứ lau chùi suốt ngày đêm, không chịu nằm ngủ ?.Ai nói cũng không nghe. Nên sức khỏe cứ tàn dần . May mà còn ăn uống được chút ít cháo, sữa. Tôi thật lo lắng thấp thỏm mỗi ngày, nên đã nhờ con book vé cho tôi về VN, chưa nghe nó trả lời ngày nào. Vi` con gái tôi cũng muốn đi về thăm BÀ NGOẠI, nhưng nó cũng phải thu xếp việc làm đến tháng 8/10 mới được.
Tôi phone về hằng ngày để nghe tin MÁ . Lần trước về, khi từ gỉa đi MÁ hôn tôi một lần, MÁ chưa bao giờ hôn tôi cả, làm tôi nhớ hoài và thương MÁ nhiều hơn. Mỗi ngày tôi sẽ viết một ít về MÁ .
Tuesday, June 22, 2010
LÀNG TÔI
DRAN - CÀNG RANG - ĐƠN DƯƠNG
Tôi nói qua một chút về ngôi làng này, về sau sáp nhập mấy ngôi làng khác nên thành QUẬN DRAN - ĐƠN DƯƠNG. Sau này đổi thành gì tôi không biết.
Khi tôi đến đây ở có lẽ năm 1946,vì tôi được đi học lớp 5 với cô PHÚ, trước khi ba tôi ra tù. Căn nhà tôi ở là căn phố đầu tiên, đối diện nhà tôi ở là "cây đa cao ngất từng xanh" phiá bên tay mặt cách độ 10m là cái "giếng nước" do một mạch nước từ trên núi chảy xuống, ngườì ta xây giếng lát gạch bằng ximăng, nước cứ chảy hoài vừa đủ cho các nhà dân quanh đó ra múc nước và gánh về nhà dùng, nước qua đêm thì có thể cao 50cm hay gần 1m, nhưng gần sáng người ta đi gánh nước thì chỉ còn 1, 2 tấc, có khi gàu vét sát đáy kêu sột sột nhưng lúc nào cũng có nước. Bề rộng của giếng, chắc độ1m rưởi mỗi bề . Có 2 mái che bằng ngói như mái nhà. Giếng sâu độ 2m, trên có thành giếng, khi dựa vào múc nước khỏi té .
Người bạn hay đi gánh nước mỗi ngày cùng lớp với tôi là RÔ. Tôi thấy bạn gánh nước cũng bắt chước, gánh nửa thùng, chứ ba má tôi đâu cho tôi đi gánh nước.
CÂY ĐA là trung tâm của 4 con đường . Một con đường lên dốc là đường lên TRẠM HÀNH,CẦU ĐẤT,TRẠI HẦM rồi tới DÀLẠT.
- Một đường ngay bên hông nhà tôi là đi vào M'LON và FINÔM và vô luôn SÀI GÒN.
- Con đường bên tay phải đi xuống KRÔNG PHA và PHANRANG.
À quên làng tôi còn có "CON SÔNG ĐỒNG NAI " lờ lửng vờn quanh trên đường xuống SUỐI CÁT, ĐÈO EO GIÓ, ĐẬP
ĐANHIM.
- Con đường cuối cùng là CON ĐƯỜNG LÀNG đi vào chợ ĐÌNH LÀNG, lên TRƯỜNG HỌC, CHUÀ .
Từ nhà tôi đi tới trường độ nửa cây số , còn các bạn khác thì ở gần chợ nên đi học gần hơn tôi.
Con sông ĐỒNG NAI này với tôi cũng có nhiều kỹ niệm, vì qua sông là một cái cầu xây bằng ximăng, bây giờ người ta đã bỏ và xây cầu mới . Giữa sông có một cái thang bắc lên cầu , và chỗ đứng cho những người đi bơi lội .
Thuở đó tôi đi xuống cầu chơi hoặc theo chị đi giặt đồ thì chỉ thấy mấy ông tây đứng trên cái khung cầu nhảy xuống, gọi là PLONGEONS ? ,bây giờ MỸ gọi là DIVING ? Và chỉ có một ông VN độc nhất xuống đây nhảy và bơi là BA TÔI.
Tôi thích theo chị THỪA đi giặt đồ vì dưới bờ sông có một bãi cát trắng sạch sẽ và có mấy cây ổi có trái chín, tôi xuống đây là chui vào lùm ổi leo cây hái ổi ăn luôn.
KIM HOÀNG
Có một lần tôi đang dắt em đi chơi ở phía tiệm VĨNH PHÁT thì tôi gặp KIM HOÀNG đang xăm xăm đi xuống phía sông, tôi hỏi :
- Đi đâu vậy ?
HOÀNG nói :
- Đau bụng quá, đi xuống sông tự tử chết cho rồi, tôi nói đừng đi mà HOÀNG không nghe, cứ đi nên tôi lật đật dắt em vô chợ, nhà HOÀNG báo cho mọi người biết, và họ phái ông MIỄN đi ra kiếm, dổ H về.
Hoàng bây giờ ở SACRAMENTO, có lẽ MẠNH biết rõ về Hoàng hơn tôi, vì MH chịu khó nói chuyện điện thoại hằng giờ, chứ tôi thì lười nói, mà siêng viết.
Tôi nói qua một chút về ngôi làng này, về sau sáp nhập mấy ngôi làng khác nên thành QUẬN DRAN - ĐƠN DƯƠNG. Sau này đổi thành gì tôi không biết.
Khi tôi đến đây ở có lẽ năm 1946,vì tôi được đi học lớp 5 với cô PHÚ, trước khi ba tôi ra tù. Căn nhà tôi ở là căn phố đầu tiên, đối diện nhà tôi ở là "cây đa cao ngất từng xanh" phiá bên tay mặt cách độ 10m là cái "giếng nước" do một mạch nước từ trên núi chảy xuống, ngườì ta xây giếng lát gạch bằng ximăng, nước cứ chảy hoài vừa đủ cho các nhà dân quanh đó ra múc nước và gánh về nhà dùng, nước qua đêm thì có thể cao 50cm hay gần 1m, nhưng gần sáng người ta đi gánh nước thì chỉ còn 1, 2 tấc, có khi gàu vét sát đáy kêu sột sột nhưng lúc nào cũng có nước. Bề rộng của giếng, chắc độ1m rưởi mỗi bề . Có 2 mái che bằng ngói như mái nhà. Giếng sâu độ 2m, trên có thành giếng, khi dựa vào múc nước khỏi té .
Người bạn hay đi gánh nước mỗi ngày cùng lớp với tôi là RÔ. Tôi thấy bạn gánh nước cũng bắt chước, gánh nửa thùng, chứ ba má tôi đâu cho tôi đi gánh nước.
CÂY ĐA là trung tâm của 4 con đường . Một con đường lên dốc là đường lên TRẠM HÀNH,CẦU ĐẤT,TRẠI HẦM rồi tới DÀLẠT.
- Một đường ngay bên hông nhà tôi là đi vào M'LON và FINÔM và vô luôn SÀI GÒN.
- Con đường bên tay phải đi xuống KRÔNG PHA và PHANRANG.
À quên làng tôi còn có "CON SÔNG ĐỒNG NAI " lờ lửng vờn quanh trên đường xuống SUỐI CÁT, ĐÈO EO GIÓ, ĐẬP
ĐANHIM.
- Con đường cuối cùng là CON ĐƯỜNG LÀNG đi vào chợ ĐÌNH LÀNG, lên TRƯỜNG HỌC, CHUÀ .
Từ nhà tôi đi tới trường độ nửa cây số , còn các bạn khác thì ở gần chợ nên đi học gần hơn tôi.
Con sông ĐỒNG NAI này với tôi cũng có nhiều kỹ niệm, vì qua sông là một cái cầu xây bằng ximăng, bây giờ người ta đã bỏ và xây cầu mới . Giữa sông có một cái thang bắc lên cầu , và chỗ đứng cho những người đi bơi lội .
Thuở đó tôi đi xuống cầu chơi hoặc theo chị đi giặt đồ thì chỉ thấy mấy ông tây đứng trên cái khung cầu nhảy xuống, gọi là PLONGEONS ? ,bây giờ MỸ gọi là DIVING ? Và chỉ có một ông VN độc nhất xuống đây nhảy và bơi là BA TÔI.
Tôi thích theo chị THỪA đi giặt đồ vì dưới bờ sông có một bãi cát trắng sạch sẽ và có mấy cây ổi có trái chín, tôi xuống đây là chui vào lùm ổi leo cây hái ổi ăn luôn.
KIM HOÀNG
Có một lần tôi đang dắt em đi chơi ở phía tiệm VĨNH PHÁT thì tôi gặp KIM HOÀNG đang xăm xăm đi xuống phía sông, tôi hỏi :
- Đi đâu vậy ?
HOÀNG nói :
- Đau bụng quá, đi xuống sông tự tử chết cho rồi, tôi nói đừng đi mà HOÀNG không nghe, cứ đi nên tôi lật đật dắt em vô chợ, nhà HOÀNG báo cho mọi người biết, và họ phái ông MIỄN đi ra kiếm, dổ H về.
Hoàng bây giờ ở SACRAMENTO, có lẽ MẠNH biết rõ về Hoàng hơn tôi, vì MH chịu khó nói chuyện điện thoại hằng giờ, chứ tôi thì lười nói, mà siêng viết.
- Các học sinh Nam-Nữ gọi nhau bằng TRÒ .
Như câu chuyện vui của hai bạn tôi dưới đây .
Năm cuối cùng lớp NHẤT , Trò S. Kiết ngồi bàn đầu .
Trò Nguyễn Thành Đức ngồi bên tay trái bàn sau lưng Trò SK.
Chiều hôm đó thầy SÒNG qua lớp bên cạnh, hay xuống mấy lớp nào không biết. Chẳng hiểu hai Trò cải nhau chuyện gì ,Trò Đức lên bàn trên 2 Trò mới nhào vô ăn thua, bất ngờ thầy SÒNG đi về, mới nói :
- Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ .
Thật ra chuyện xảy ra trong chớp mắt, mà đến nay vẫn còn lưu lại trong tâm trí của mỗi người .
Trường Tiểu Học Dran đa phần học theo Chương Trình Pháp như :
- Làm Rédaction - viết Dictée - học Récitation . Cách ngôn thầy viết trên bảng đều bằng tiếng Pháp như :
- Union fait la force - L'oisiveté est la mère des vices . . . . . Lúc bấy giờ học sinh đã biết nói ít nhiều tiếng Pháp
- Thỉnh thoảng có Thanh Tra Pháp đến Thanh Tra Trường, thường hỏi học trò về các Thầy cô đang dạy, không những thanh tra về chương trình dạy mà còn tìm hiểu về tư tưởng (Chính trị) các Thầy cô qua các học trò . Nên các Thầy cô đều dặn dò các học sinh trước, nếu Thanh Tra có hỏi thì chỉ trả lời là "không biết" . Dĩ nhiên nói bằng tiếng Pháp .
- Lâu lâu, các Thầy cô dẩn học trò đi cắm trại tại Suối Cát, hay trên đồi Thông Ấp Lâm Tuyền cạnh đường QL.
(đây là phần bổ túc của bạn NGUYẼN MẠNH)
Như câu chuyện vui của hai bạn tôi dưới đây .
Năm cuối cùng lớp NHẤT , Trò S. Kiết ngồi bàn đầu .
Trò Nguyễn Thành Đức ngồi bên tay trái bàn sau lưng Trò SK.
Chiều hôm đó thầy SÒNG qua lớp bên cạnh, hay xuống mấy lớp nào không biết. Chẳng hiểu hai Trò cải nhau chuyện gì ,Trò Đức lên bàn trên 2 Trò mới nhào vô ăn thua, bất ngờ thầy SÒNG đi về, mới nói :
- Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ .
Thật ra chuyện xảy ra trong chớp mắt, mà đến nay vẫn còn lưu lại trong tâm trí của mỗi người .
Trường Tiểu Học Dran đa phần học theo Chương Trình Pháp như :
- Làm Rédaction - viết Dictée - học Récitation . Cách ngôn thầy viết trên bảng đều bằng tiếng Pháp như :
- Union fait la force - L'oisiveté est la mère des vices . . . . . Lúc bấy giờ học sinh đã biết nói ít nhiều tiếng Pháp
- Thỉnh thoảng có Thanh Tra Pháp đến Thanh Tra Trường, thường hỏi học trò về các Thầy cô đang dạy, không những thanh tra về chương trình dạy mà còn tìm hiểu về tư tưởng (Chính trị) các Thầy cô qua các học trò . Nên các Thầy cô đều dặn dò các học sinh trước, nếu Thanh Tra có hỏi thì chỉ trả lời là "không biết" . Dĩ nhiên nói bằng tiếng Pháp .
- Lâu lâu, các Thầy cô dẩn học trò đi cắm trại tại Suối Cát, hay trên đồi Thông Ấp Lâm Tuyền cạnh đường QL.
(đây là phần bổ túc của bạn NGUYẼN MẠNH)
Monday, June 21, 2010
ATELIER des MEUBLES và NGÔI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Đọc hồi ký cuả SM viết về BA làm SK cũng nhớ tới ba ngày xưa cũng có một tiệm mộc gọi là ATELIER des MEUBLES ở ngay bên cạnh nhà.
Một thời gian sau làm đường sá ở quanh vùng DRAN,ba làm những con đường làng ...và tôi không biết từ lúc nào ba trở thành NHÀ THẦU KHOÁN, ba lảnh thêm TRƯỜNG HỌC, TOÀ HÀNH CHÁNH.. và thầu xây cất .
Ban ngày ba đi làm việc, mà không biết là đi vùng nào, tôi chỉ nhớ khi có ông Tây nào tới hỏi thì má tôi chỉ biết trả lời một câu MR CHAU est parti, vậy là họ đi.Tối đến ba không đi ngủ sớm mà còn phải vẽ PLAN nhà cho tới khuya . Giấy vẽ plan thật đẹp, có giấy carô từng ô nhỏ, khi vẽ xong ba hay in lại bằng giấy carbonne qua giấy kính dày. Tôi thì chỉ thích giấy carbonne, nên thỉnh thoảng cũng chôm vài tờ để lên trường in hình vẽ và cho các bạn...
Tôi nghĩ là ba làm thầu khoán trước khi làm lò than. Hồi làm trại mộc tôi biết có mấy chú làm thợ mộc cho ba ở HUẾ vào, rất giỏi tay nghề đóng đồ đạc bàn tủ rất đẹp, nhưng đôi khi trong công việc cũng có những bất đồng ý kiến và sinh ra cải cọ ...như ba đưa ý kiến phải làm thế này, nhưng mấy ông thợ không chịu, lại làm như kia, cải một hồi là mấy ông xáp lá cà, người búa, người đục, người chàng...tôi nhớ hồi đó ba còn hăng qúa, chú thợ BỐN GIÊNG thì giơ cái búa lên, ba nhào vô, may quá có CHÚ THỢ HÙNG lôi ra...sau đó rồi cũng giải hoà.
Hồi đó ba chừng ba mươi mấy tuổi đá banh rất giỏi. Trong đội banh của ba tôi nhớ có THẦY SÒNG, ANH THÀNH, ANH SÁU SỰ, ANH NĂM QUANG ..., còn quyển album ở BMT , khi nào tôi về sẽ tìm chụp lại tấm hình đội banh của BA.Tiếc là thời ba đánhTENNIS không biết còn lưu hình nào không ? ba cũng đã từng đánh với ông DƯƠNG VĂN MINH ngay ở sân trước nhà, tụi tui chỉ cần đứng bên giàn hoa pháo nhìn qua, nhưng hồi đó tụi tui đâu lưu ý mấy ông đánh tennis.
Ba mỗi chiều đi làm về tắm rửa xong, nhậu qua loa chút gì rồi thay đồ xách vợt ra sân. Má bữa nào quên chuẩn bị áo quần tennis sẳn sàng là ổng la um lên,"có một chút nớ mà cũng không lo"...Làm tụi tui cũng sợ lo chuồn đi chỗ khác.
Ngôi trường tôi học bậc tiểu học ngày xưa, lúc đầu mới tản cư về chưa có đất để lập trường, nên phải thuê một căn nhà của ông tây, bà vợ là người VIỆT miền BẮC. Ông chồng gốc là người NGA, rất hiền lành. Trường lúc đầu mới một hai lớp .Lớp TƯ, lớp NĂM .
Tôi học lớp năm với cô GIÁO PHÚ cũng ở BẮC vào. Ông người NGA này làm lục lộ . Tôi chỉ biết mọi người đi làm đường (về sau người VN đi làm đường đông hơn) thường hay lập lại câu nói của ông, khi ông biểu mọi người tới giờ làm việc "hết thời làm đi" tôi nghe mấy bà méo mó câu nói của ông là "hết thời làm đỉ" và cười quá chừng làm ông không biết mình nói gì, về sau chắc bà vợ ông giải thích nên ông cũng cười ! Ở nhà ông rất hiền, vì tụi tui học ở đằng trước, thỉnh thoảng cứ nghe bà dùng tiếng VIỆT chửi ông, đôi khi bà cũng chêm vài tiếng PHÁP...merde sà lồ...còn tụi học trò thỉnh thoảng ra phá phách đằng sau cũng bị bà chửi...
Về sau khi số học sinh tăng lên ba tôi làm thêm dãy nhà tôn LỚP MĂM, LỚP TƯ,LỚP BA ,còn LỚP NHẤT và LỚP NHÌ học chung ngôi nhà thuê cũ.
Hồi đó CÔ KIM dạy LƠP NĂM . Cô LANG dạy LỚP TƯ. Dù lên lớp cao hơn, tới giờ nữ công tụi tui cũng học NỮ CÔNG với cô LANG (cô còn ở CANADA)
Thầy TỰ dạy LỚP TƯ. Thầy VINH dạy lớp BA, Thầy SÒNG 2 LỚP NHÌ VÀ NHẤT...
Đến khi tôi lên LỚP NHÌ thì ba tôi xây xong NGÔI TRƯỜNG MỚI đối diện với trường cũ, chúng tôi được dọn qua trường mới.
- L'ÉCOLE DE PRIMAIRE DU HAUT DONGNAI de DRAN
- TRƯỜNG TIỂU HỌC CỤ THỂ CÀNG RANG
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐƠN DƯƠNG
Bây giờ là trường gì tôi không biết, có mấy lần tôi trở về, nhưng không bao giờ có dịp ghé lên thăm NGÔI TRƯỜNG LÀNG NGÀY XƯA, vì vật đổi sao dời, tôi nghỉ là tôi không tìm lại được những hình ảnh ngày xưa, mà còn in trong tâm trí tôi trong mỗi buổi sáng chào cờ, và tôi là người được vinh hạnh kéo cờ theo bản QUÔC CA cả trường cùng hát..
NÀY THANH NIÊN ƠI ... (về sau thời ông NĐD mới đổi lại ...)
NÀY CÔNG DÂN ƠI...
Ngoài đường lúc bấy giờ có mấy người nông dân đi làm ruộng, làm rẩy họ mang theo cuốc cày, dắt trâu bò...khi nghe hát QUỐC THIỀU là ai nấy bỏ cày cuốc xuống đất, đứng nghiêm chỉnh chào cờ xong rồi họ mới tiếp tục đi làm...
Tôi cũng mong có ngày về thăm lại NGÔI TRƯỜNG CŨ do BA TÔI XÂY CẤT có lẽ từ 1950-1951 ...(bạn ơi nếu bạn đọc bài này thấy cần bổ túc điều gì thì nói cho tôi biết để ghi thêm, vì bạn và tôi cùng học chung trường suốt thời TIỂU HỌC).
SK.
NGÀY 21 THÁNG 6_2010
Một thời gian sau làm đường sá ở quanh vùng DRAN,ba làm những con đường làng ...và tôi không biết từ lúc nào ba trở thành NHÀ THẦU KHOÁN, ba lảnh thêm TRƯỜNG HỌC, TOÀ HÀNH CHÁNH.. và thầu xây cất .
Ban ngày ba đi làm việc, mà không biết là đi vùng nào, tôi chỉ nhớ khi có ông Tây nào tới hỏi thì má tôi chỉ biết trả lời một câu MR CHAU est parti, vậy là họ đi.Tối đến ba không đi ngủ sớm mà còn phải vẽ PLAN nhà cho tới khuya . Giấy vẽ plan thật đẹp, có giấy carô từng ô nhỏ, khi vẽ xong ba hay in lại bằng giấy carbonne qua giấy kính dày. Tôi thì chỉ thích giấy carbonne, nên thỉnh thoảng cũng chôm vài tờ để lên trường in hình vẽ và cho các bạn...
Tôi nghĩ là ba làm thầu khoán trước khi làm lò than. Hồi làm trại mộc tôi biết có mấy chú làm thợ mộc cho ba ở HUẾ vào, rất giỏi tay nghề đóng đồ đạc bàn tủ rất đẹp, nhưng đôi khi trong công việc cũng có những bất đồng ý kiến và sinh ra cải cọ ...như ba đưa ý kiến phải làm thế này, nhưng mấy ông thợ không chịu, lại làm như kia, cải một hồi là mấy ông xáp lá cà, người búa, người đục, người chàng...tôi nhớ hồi đó ba còn hăng qúa, chú thợ BỐN GIÊNG thì giơ cái búa lên, ba nhào vô, may quá có CHÚ THỢ HÙNG lôi ra...sau đó rồi cũng giải hoà.
Hồi đó ba chừng ba mươi mấy tuổi đá banh rất giỏi. Trong đội banh của ba tôi nhớ có THẦY SÒNG, ANH THÀNH, ANH SÁU SỰ, ANH NĂM QUANG ..., còn quyển album ở BMT , khi nào tôi về sẽ tìm chụp lại tấm hình đội banh của BA.Tiếc là thời ba đánhTENNIS không biết còn lưu hình nào không ? ba cũng đã từng đánh với ông DƯƠNG VĂN MINH ngay ở sân trước nhà, tụi tui chỉ cần đứng bên giàn hoa pháo nhìn qua, nhưng hồi đó tụi tui đâu lưu ý mấy ông đánh tennis.
Ba mỗi chiều đi làm về tắm rửa xong, nhậu qua loa chút gì rồi thay đồ xách vợt ra sân. Má bữa nào quên chuẩn bị áo quần tennis sẳn sàng là ổng la um lên,"có một chút nớ mà cũng không lo"...Làm tụi tui cũng sợ lo chuồn đi chỗ khác.
Ngôi trường tôi học bậc tiểu học ngày xưa, lúc đầu mới tản cư về chưa có đất để lập trường, nên phải thuê một căn nhà của ông tây, bà vợ là người VIỆT miền BẮC. Ông chồng gốc là người NGA, rất hiền lành. Trường lúc đầu mới một hai lớp .Lớp TƯ, lớp NĂM .
Tôi học lớp năm với cô GIÁO PHÚ cũng ở BẮC vào. Ông người NGA này làm lục lộ . Tôi chỉ biết mọi người đi làm đường (về sau người VN đi làm đường đông hơn) thường hay lập lại câu nói của ông, khi ông biểu mọi người tới giờ làm việc "hết thời làm đi" tôi nghe mấy bà méo mó câu nói của ông là "hết thời làm đỉ" và cười quá chừng làm ông không biết mình nói gì, về sau chắc bà vợ ông giải thích nên ông cũng cười ! Ở nhà ông rất hiền, vì tụi tui học ở đằng trước, thỉnh thoảng cứ nghe bà dùng tiếng VIỆT chửi ông, đôi khi bà cũng chêm vài tiếng PHÁP...merde sà lồ...còn tụi học trò thỉnh thoảng ra phá phách đằng sau cũng bị bà chửi...
Về sau khi số học sinh tăng lên ba tôi làm thêm dãy nhà tôn LỚP MĂM, LỚP TƯ,LỚP BA ,còn LỚP NHẤT và LỚP NHÌ học chung ngôi nhà thuê cũ.
Hồi đó CÔ KIM dạy LƠP NĂM . Cô LANG dạy LỚP TƯ. Dù lên lớp cao hơn, tới giờ nữ công tụi tui cũng học NỮ CÔNG với cô LANG (cô còn ở CANADA)
Thầy TỰ dạy LỚP TƯ. Thầy VINH dạy lớp BA, Thầy SÒNG 2 LỚP NHÌ VÀ NHẤT...
Đến khi tôi lên LỚP NHÌ thì ba tôi xây xong NGÔI TRƯỜNG MỚI đối diện với trường cũ, chúng tôi được dọn qua trường mới.
- L'ÉCOLE DE PRIMAIRE DU HAUT DONGNAI de DRAN
- TRƯỜNG TIỂU HỌC CỤ THỂ CÀNG RANG
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐƠN DƯƠNG
Bây giờ là trường gì tôi không biết, có mấy lần tôi trở về, nhưng không bao giờ có dịp ghé lên thăm NGÔI TRƯỜNG LÀNG NGÀY XƯA, vì vật đổi sao dời, tôi nghỉ là tôi không tìm lại được những hình ảnh ngày xưa, mà còn in trong tâm trí tôi trong mỗi buổi sáng chào cờ, và tôi là người được vinh hạnh kéo cờ theo bản QUÔC CA cả trường cùng hát..
NÀY THANH NIÊN ƠI ... (về sau thời ông NĐD mới đổi lại ...)
NÀY CÔNG DÂN ƠI...
Ngoài đường lúc bấy giờ có mấy người nông dân đi làm ruộng, làm rẩy họ mang theo cuốc cày, dắt trâu bò...khi nghe hát QUỐC THIỀU là ai nấy bỏ cày cuốc xuống đất, đứng nghiêm chỉnh chào cờ xong rồi họ mới tiếp tục đi làm...
Tôi cũng mong có ngày về thăm lại NGÔI TRƯỜNG CŨ do BA TÔI XÂY CẤT có lẽ từ 1950-1951 ...(bạn ơi nếu bạn đọc bài này thấy cần bổ túc điều gì thì nói cho tôi biết để ghi thêm, vì bạn và tôi cùng học chung trường suốt thời TIỂU HỌC).
SK.
NGÀY 21 THÁNG 6_2010
BA TÔI và BÓNG ĐÁ
Tôi còn nhớ khi tôi nhỏ xíu xiu, học lớp nhì,lớp nhất trường làng, tôi thường thấy ba tôi đi đâu về trên tay cầm quả banh da. Nhà tôi toàn con gái từ chị lớn trở xuống trừ người em kế là trai lúc đó được 7,8 tuổi.
Ba tôi dạy cho em khi tập dồng banh, khi đá trong sân xi măng trước nhà.Người chị kế tôi thì ba cho giả làm trai để có "đối tác" chơi với em. Thế là tôi nghiễm nhiên trở thành "khán giả"
Rồi tôi thấy nhiều tấm hình ba trong đội banh "Lâm Tuyền" ở Đalat -Dran. Ba tôi ở góc trái (Gauche) hàng tiền vệ. Lúc đó người ta gọi ba tôi là đội banh ông Xu vì Ba tôi trong ban thành lập và cũng vì ba tôi là surveillant Sở công chánh lục lộ làm đường từ Đalat xuống Dran ngang qua Trại Mát, Trại Hầm.
Có tấm hình ba tôi lãnh được cái Cup vì nghe nói ba chuyền banh rất giỏi, chuyên môn chuyền banh cho hậu vệ "xút" vào khung thành..
Tôi còn nghe má tôi kể có những buổi tiệc mừng và lãnh được tiền thưởng của những lần thắng giải khi giao đấu với các đội banh từ Khánh Hoà, Nhatrang, Dilinh, Lâm Đồng..Vào những năm 1959,60 tiền thưởng đó rất lớn...Rồi tôi lại thấy những tấm hình ba tôi lãnh giải thưởng hay Cup về bơi lội,Tennis .
Nói về Tennis, khi nhà tôi chuyển qua ở Banmêthuột, nhà ở đường Hùng Vương, ngay trước mặt là một sân Tennis.
Ba tôi rất thích thể thao và ba trở thành kiện tướng lão thành của làng tennis. Tôi thấy trong nhà nhiều cup lớn nhỏ màu vàng màu bạc..Có 1 cái nhỏ xinh xắn tôi xin ba tôi để đựng bút viết...Và ba cũng chẳng tha mấy chị em gái tôi dưới giàn hoa thiên lý dạo đó là một bàn ..bóng tròn Pingpong, sau giờ học hành đan thêu thì mấy chị em có thể chơi pingpong giải trí.
Đó là những kỷ niệm về thể thao và bóng đá của ba.
Thiên Thanh
June 20, 2010 8:52 PM
Sunday, June 20, 2010
THƠ CỦA BA
Theo CM cho vợ con tản cư
Dặm trường đủng đỉnh vợ con đi
Đứt ruột không tiền sống cách chi?Bể cạn vừa xong người chửa mạnh
Suối đèo bương chải chẳng thường khi
Thân thương,rợt thảm ,cầu nhau mạnh
Trìu mến chia sầu dạ quyết ly
Nợ nước mong đền vai gánh nặng
Hiểu nhuần triệt để ,nghĩa ,sinh hy
SÔNG LA BÁ 1946
H.CHÂU
Friday, June 18, 2010
FATHER'S DAY
Hôm qua con không biết là ngày LỄ cuả CÁC NGƯỜI CHA ,
vậy mà con viết vài kỹ niệm về BA, cũng là ngẫu nhiên mà hợp thời.
SK.
Thursday, June 17, 2010
TRẠI MÁT
Nhớ lại những công việc của ba thì đôi khi cũng hơi lộn xộn.
Tôi không còn nhớ chuyện nào trước chuyện nào sau.
Tôi không hiểu thời gian nào ba tôi làm việc, làm đường ở TRẠI MÁT cách ĐÀLẠT 10 KM, trước năm 1945 hay sau năm 1945 ?
Có điều hình như cuối tuần nào má tôi cũng đem tôi xuống TRẠI MÁT để thăm ba .
Lúc này thì chỉ có một mình tôi thôi, chưa có đứa em trai tiếp theo . Hay là lúc này đã tản cư về và em tôi đã mất .Tôi cũng không làm sao nhớ ra được, chỉ nhớ thỉnh thoảng má đem tôi xuống thăm ba đang làm đường ở đây, má tôi ở lại cả ngày nấu cơm cho ba ăn, còn tôi thì lẫn quẩn chơi quanh ba và má, tôi chỉ biết rất vui sướng khi gặp ba, vì ba rất thương và chăm sóc, hỏi tôi muốn ăn gì ba mua cho..
Có một buổi chiều có lẽ 5,6 giờ gì đó, má tôi cũng chuẩn bị để về lại ĐÀLẠT, có lẽ ba làm việc giữa đường, không có nhà cửa đủ chỗ cho mẹ con tạm trú, nên chỉ ở lại ban ngày, rồi tối phải về.
Phương tiện đi là xe ngựa, không biết lúc nào có xe để về, nếu có khách họ chở xuống thì sẽ có xe về.
Tôi đang ngồi nơi cái đòn ăn chén cơm, bổng nhiên có chiết xe ngựa vừa dừng ngoài đường và họ hối hành khách phải lên lẹ , không trời tối rồi. Má tôi lật đật hối tôi ăn mau lên xe. Ba nói ăn sao kịp mà ăn, thôi lo mà đi đi, không thì trễ . Tôi nhớ hình như ba cho tôi đồng bạc ,và giựt chén cơm trong tay tôi liệng ra sau và biểu mau leo lên xe.
Tôi lật đật chạy ra theo má leo lên xe ngựa đi về mà như muốn khóc vì tôi chỉ muốn ở lại với ba, chứ không muốn về ĐÀLẠT.
Mỗi ngày cứ phải ngồi ngó qua cửa sổ từ phía sau lưng đường Minh Mạng, về hướng nhà đèn ...mà tưởng má tôi đi làm lò gạch bên đó.
*Có một thời gian ..ba má có một cái nhà ở xa hơn TRẠI MÁT, có lẽ tại ba đã làm đường đi lần xuống DRAN.Thời gian này ba má ở chung và tôi có thêm một đứa em trai có lẽ đã 2 tuổi (sau này mất
ở NẠI _PHANRANG),vì nó đã bập bẹ biết nói ,và biết hát câu : Chiều nay trong chiến khu, trên đường về..., má tôi cứ hay nhắc nó với câu hát này, nên tôi nhớ.
Ở đây có hai chị tên là chị MUỘN và chị MÀNG, rất thương tôi và tôi hay chạy qua nhà hai chị chơi và chắc là được ăn nhiều ổi.
Có một lần ba tôi đi nhậu ở nhà ai, bạn bè, hay sếp họ cho ba tôi uống rượu với càphê, lúc ba về gần tới nhà thì say qúa ngã lăn xuống mương, mọi người trong nhà thấy, chạy ra khiêng ba về và cho uống chanh gừng giải rượu, từ đó về sau ba không bao giờ đi uống ở đâu nữa. Muốn uống thì mời bạn về nhà đãi thôi.
Ba có biệt hiệu là LƯU LINH, khi về già thì gọi là ÔNG GIÀ BÊ RÊ, vì ba thường đội mủ BÊ RÊ.
SK
17-06-2010 7:36
Nhớ lại những công việc của ba thì đôi khi cũng hơi lộn xộn.
Tôi không còn nhớ chuyện nào trước chuyện nào sau.
Tôi không hiểu thời gian nào ba tôi làm việc, làm đường ở TRẠI MÁT cách ĐÀLẠT 10 KM, trước năm 1945 hay sau năm 1945 ?
Có điều hình như cuối tuần nào má tôi cũng đem tôi xuống TRẠI MÁT để thăm ba .
Lúc này thì chỉ có một mình tôi thôi, chưa có đứa em trai tiếp theo . Hay là lúc này đã tản cư về và em tôi đã mất .Tôi cũng không làm sao nhớ ra được, chỉ nhớ thỉnh thoảng má đem tôi xuống thăm ba đang làm đường ở đây, má tôi ở lại cả ngày nấu cơm cho ba ăn, còn tôi thì lẫn quẩn chơi quanh ba và má, tôi chỉ biết rất vui sướng khi gặp ba, vì ba rất thương và chăm sóc, hỏi tôi muốn ăn gì ba mua cho..
Có một buổi chiều có lẽ 5,6 giờ gì đó, má tôi cũng chuẩn bị để về lại ĐÀLẠT, có lẽ ba làm việc giữa đường, không có nhà cửa đủ chỗ cho mẹ con tạm trú, nên chỉ ở lại ban ngày, rồi tối phải về.
Phương tiện đi là xe ngựa, không biết lúc nào có xe để về, nếu có khách họ chở xuống thì sẽ có xe về.
Tôi đang ngồi nơi cái đòn ăn chén cơm, bổng nhiên có chiết xe ngựa vừa dừng ngoài đường và họ hối hành khách phải lên lẹ , không trời tối rồi. Má tôi lật đật hối tôi ăn mau lên xe. Ba nói ăn sao kịp mà ăn, thôi lo mà đi đi, không thì trễ . Tôi nhớ hình như ba cho tôi đồng bạc ,và giựt chén cơm trong tay tôi liệng ra sau và biểu mau leo lên xe.
Tôi lật đật chạy ra theo má leo lên xe ngựa đi về mà như muốn khóc vì tôi chỉ muốn ở lại với ba, chứ không muốn về ĐÀLẠT.
Mỗi ngày cứ phải ngồi ngó qua cửa sổ từ phía sau lưng đường Minh Mạng, về hướng nhà đèn ...mà tưởng má tôi đi làm lò gạch bên đó.
*Có một thời gian ..ba má có một cái nhà ở xa hơn TRẠI MÁT, có lẽ tại ba đã làm đường đi lần xuống DRAN.Thời gian này ba má ở chung và tôi có thêm một đứa em trai có lẽ đã 2 tuổi (sau này mất
ở NẠI _PHANRANG),vì nó đã bập bẹ biết nói ,và biết hát câu : Chiều nay trong chiến khu, trên đường về..., má tôi cứ hay nhắc nó với câu hát này, nên tôi nhớ.
Ở đây có hai chị tên là chị MUỘN và chị MÀNG, rất thương tôi và tôi hay chạy qua nhà hai chị chơi và chắc là được ăn nhiều ổi.
Có một lần ba tôi đi nhậu ở nhà ai, bạn bè, hay sếp họ cho ba tôi uống rượu với càphê, lúc ba về gần tới nhà thì say qúa ngã lăn xuống mương, mọi người trong nhà thấy, chạy ra khiêng ba về và cho uống chanh gừng giải rượu, từ đó về sau ba không bao giờ đi uống ở đâu nữa. Muốn uống thì mời bạn về nhà đãi thôi.
Ba có biệt hiệu là LƯU LINH, khi về già thì gọi là ÔNG GIÀ BÊ RÊ, vì ba thường đội mủ BÊ RÊ.
SK
17-06-2010 7:36
Wednesday, June 9, 2010
Chuyện về BA
Lâu nay tôi không nhớ chuyện gì để viết, mặc dầu chuyện về cuộc đời của BA cũng dài đến 95 năm...
Ở Dran (Đơn Dương ) là cuộc đời BA mới bắt đầu năm 1946..(Tôi nhớ được vậy vì Phượng sinh năm 1947), ba ở tù tại nhà lao DRAN.
Hình như mỗi cuối tuần, hay ngày nào đó trong tuần tôi được tới thăm ba trong nhà tù. Nhà tù là cuối phố phía bên kia đường, tôi không hiểu sao má tôi cũng thuê được một căn nhà của AVIA (chủ là người PHÁP), lúc bấy giờ hình như Má đi buôn légumes ở QUẢNG LẠC, mỗi ngày đi vào vườn người ta, mua rau đậu rồi gánh về bán cho mấy xe lớn chở hàng đi SÀGÒN thì phải .
Tôi được đi thăm ba, nhưng còn thích hơn là được tới nhà CÔ COURTEAU một cô lai đẹp lấy chồng tây, mà ông này hình như là chef ngục, được cô cho ăn một diã cơm với RAGOUT mà ở nhà má chưa bao giờ biết nấu .Tôi nghĩ về sau má biết nấu cơm tây là nhờ học của mấy bà vợ Tây.
Khi ba được ra tù thì ba xin làm cai lục lộ, mà nhân công lúc bấy giờ chỉ là người THƯỢNG, người KOHO, BANA, tôi không thấy có người VN đi làm, người ta gọi là làm xâu .
Tôi không nhớ rỏ ba làm con đường nào trước, vì làng tôi ở là coi như trung tâm của 3 con đường .
- Một đường đi lên DÀLẠT
- Một đường vô M'LON sau gọi là THẠNH MỸ
- Một đường xuống KRONGPHA.
- Tôi nghĩ là Ba làm đường đi Krongpha đầu tiên, Vì đường này đi xuống SUỐI CÁT và rẽ qua mặt là con ĐƯỜNG MỚI (nhà của LÊ ĐÌNH SÁU bạn học cùng lớp với tôi thời TIỂU HỌC )
Ba tôi đi làm bằng xe của Ty Lục Lộ (sau gọi là Ty Công Chánh) có khi là xe của ba tôi.,chỉ thấy chở một lô người, chiều về thả xuống.
Tôi chỉ nhớ một lần khi ba làm tới ĐÈO NGOẠN MỤC (belle Vue) hay còn gọi là ĐÈO EO GIÓ, thì khánh thành đoạn này và khách khứa có lẽ là do TY LỤC LỘ mời, từ Đalạt xuống rất đông cả các ÔNG BÀ DELEGUÉ, nói chung là cả TÂY và VIỆT .Tôi nghe mọi người gọi má tôi là Mme Châu.
Tôi thì hồi đó cở 5,6 tuổi chỉ biết là được đi theo và được ngồi với má tôi ăn uống với mọi người .
- Con đường thứ 2 là đường vô LỌN (M'LON). Đây là đường giao thông với SAIGÒN. Các làng chở rau cải về Saigon bán. Hàng ngày có rất nhiều chuyến convoies từ Saigon ra, chở hàng hoá, chở hành khách, chở lính.....
Từ nhà tới cây số 2 có một hầm đá, tôi và 4 đứa bạn THƠM, THÌN, LẸT thỉnh thoảng mỗi buổi trưa, trước giờ đi học chở nhau trên một chiếc xe đạp 4 mạng đi vô cây số 2 hái ổi rồi mới về đi học.
Một thời thật vui vẽ êm đềm, nhớ lại là như mọi người hiển hiện trước mắt, một đứa đứng đạp là tôi, một đứa ngồi trên yên, 2 đưá sau porte bagage..vậy mà cái xe đạp cũng chịu nổi....
Đây cũng là nguồn thu nhập phụ thêm với ba tôi, về sau ba tôi thuê người THƯỢNG cắt xà lách má tôi khỏi xuống bùn nữa. Có lẽ vì làm con đường M'LON nên ba mới tìm được một rừng củi dẽ và làm lò than ở đó.
Tôi được chở vô đó chơi và coi cách đốt than, mới đầu chưa đủ phương tiện, nên đốt lò bộ . Đào một cái hầm, rồi chất củi ngang dọc dưới đó, xong lấp lại bằng đất sét. Tôi không biết phải đốt trong bao nhiêu ngày, thì củi cháy thành than . Khi lò tắt, đợi nguội lấy lên. Nhân công cũng người THƯỢNG và ba tôi có mướn ông cai người VN. Tôi nhớ là ông CAI ĐƯỜNG.
Tôi cũng có vài kỹ niệm với lò than này, cuối tuần là ba tôi chở cả nhà vào lò than chơi vừa coi họ lấy than ra. Ở phía trước nhà có một lùm cây, có một cây me cút, tôi không biết ai đặt tên vậy, trái me tròn như trái chùm ruột chua chua chát chát .
Xe vừa tới nơi là tôi leo ngay lên cây ngồi chỏm ngỏm tìm hái me. Có khi má tôi không biết tôi ở đâu, đi tìm, gọi om sòm...vì ở đây còn rừng rú và ban đêm thì có cọp về. Con chó FIFI tôi rất qúi, khi đem vào đây nuôi đã bị cọp về bắt đi mất.
Về sau phát triển hơn thì xây lò bằng ximăng và ba tôi đem các cháu ở ngoài làng MỸ CHÁNH vào làm việc có anh DẠY và anh THÀNH.
Chiếc xe mà ba tôi tự ráp ra đầu tiên, bây giờ có khi dùng chở than lên DÀLẠT bán cho trường LYCÉE YERSIN DALAT. Má tôi cũng học lái xe, nhưng chưa tới đâu thì bỏ cuộc, vì nhiều lí do.
Khi phải chở nhiều tấn than thì phải mua một chiếc xe camion bự hơn. Đó là thời kỳ làm ăn phát triển nên mới có tên THANH TÀI.
SUỐIKIẾT
Lâu nay tôi không nhớ chuyện gì để viết, mặc dầu chuyện về cuộc đời của BA cũng dài đến 95 năm...
Ở Dran (Đơn Dương ) là cuộc đời BA mới bắt đầu năm 1946..(Tôi nhớ được vậy vì Phượng sinh năm 1947), ba ở tù tại nhà lao DRAN.
Hình như mỗi cuối tuần, hay ngày nào đó trong tuần tôi được tới thăm ba trong nhà tù. Nhà tù là cuối phố phía bên kia đường, tôi không hiểu sao má tôi cũng thuê được một căn nhà của AVIA (chủ là người PHÁP), lúc bấy giờ hình như Má đi buôn légumes ở QUẢNG LẠC, mỗi ngày đi vào vườn người ta, mua rau đậu rồi gánh về bán cho mấy xe lớn chở hàng đi SÀGÒN thì phải .
Tôi được đi thăm ba, nhưng còn thích hơn là được tới nhà CÔ COURTEAU một cô lai đẹp lấy chồng tây, mà ông này hình như là chef ngục, được cô cho ăn một diã cơm với RAGOUT mà ở nhà má chưa bao giờ biết nấu .Tôi nghĩ về sau má biết nấu cơm tây là nhờ học của mấy bà vợ Tây.
Khi ba được ra tù thì ba xin làm cai lục lộ, mà nhân công lúc bấy giờ chỉ là người THƯỢNG, người KOHO, BANA, tôi không thấy có người VN đi làm, người ta gọi là làm xâu .
Tôi không nhớ rỏ ba làm con đường nào trước, vì làng tôi ở là coi như trung tâm của 3 con đường .
- Một đường đi lên DÀLẠT
- Một đường vô M'LON sau gọi là THẠNH MỸ
- Một đường xuống KRONGPHA.
- Tôi nghĩ là Ba làm đường đi Krongpha đầu tiên, Vì đường này đi xuống SUỐI CÁT và rẽ qua mặt là con ĐƯỜNG MỚI (nhà của LÊ ĐÌNH SÁU bạn học cùng lớp với tôi thời TIỂU HỌC )
Ba tôi đi làm bằng xe của Ty Lục Lộ (sau gọi là Ty Công Chánh) có khi là xe của ba tôi.,chỉ thấy chở một lô người, chiều về thả xuống.
Tôi chỉ nhớ một lần khi ba làm tới ĐÈO NGOẠN MỤC (belle Vue) hay còn gọi là ĐÈO EO GIÓ, thì khánh thành đoạn này và khách khứa có lẽ là do TY LỤC LỘ mời, từ Đalạt xuống rất đông cả các ÔNG BÀ DELEGUÉ, nói chung là cả TÂY và VIỆT .Tôi nghe mọi người gọi má tôi là Mme Châu.
Tôi thì hồi đó cở 5,6 tuổi chỉ biết là được đi theo và được ngồi với má tôi ăn uống với mọi người .
- Con đường thứ 2 là đường vô LỌN (M'LON). Đây là đường giao thông với SAIGÒN. Các làng chở rau cải về Saigon bán. Hàng ngày có rất nhiều chuyến convoies từ Saigon ra, chở hàng hoá, chở hành khách, chở lính.....
Từ nhà tới cây số 2 có một hầm đá, tôi và 4 đứa bạn THƠM, THÌN, LẸT thỉnh thoảng mỗi buổi trưa, trước giờ đi học chở nhau trên một chiếc xe đạp 4 mạng đi vô cây số 2 hái ổi rồi mới về đi học.
Một thời thật vui vẽ êm đềm, nhớ lại là như mọi người hiển hiện trước mắt, một đứa đứng đạp là tôi, một đứa ngồi trên yên, 2 đưá sau porte bagage..vậy mà cái xe đạp cũng chịu nổi....
Đường xe lửa (Chemin de fer) Từ PhanRang - Dran - Dalat
Phía sau lưng nhà tôi là đường xe lửa. Phía giữa nhà và đường xe lửa là sình lầy, và nhờ đó má tôi mới nói ba khai khẩn vùng đất sình để trồng xà lách xon (cresson) . Khi xà lách lên xanh um , 4,5 ô vuông, mỗi ô độ 20 - 25m2 là có người đến commande mấy giỏ đem đi Saigon, má tôi có khi phải lội xuống bùn cắt, khi má bước lên tôi thấy có con đỉa đeo nơi bắp chân cắn chảy máu...nhưng má vô nhà rửa thuốc tím sạch rồi thôi!Đây cũng là nguồn thu nhập phụ thêm với ba tôi, về sau ba tôi thuê người THƯỢNG cắt xà lách má tôi khỏi xuống bùn nữa. Có lẽ vì làm con đường M'LON nên ba mới tìm được một rừng củi dẽ và làm lò than ở đó.
Tôi được chở vô đó chơi và coi cách đốt than, mới đầu chưa đủ phương tiện, nên đốt lò bộ . Đào một cái hầm, rồi chất củi ngang dọc dưới đó, xong lấp lại bằng đất sét. Tôi không biết phải đốt trong bao nhiêu ngày, thì củi cháy thành than . Khi lò tắt, đợi nguội lấy lên. Nhân công cũng người THƯỢNG và ba tôi có mướn ông cai người VN. Tôi nhớ là ông CAI ĐƯỜNG.
Tôi cũng có vài kỹ niệm với lò than này, cuối tuần là ba tôi chở cả nhà vào lò than chơi vừa coi họ lấy than ra. Ở phía trước nhà có một lùm cây, có một cây me cút, tôi không biết ai đặt tên vậy, trái me tròn như trái chùm ruột chua chua chát chát .
Xe vừa tới nơi là tôi leo ngay lên cây ngồi chỏm ngỏm tìm hái me. Có khi má tôi không biết tôi ở đâu, đi tìm, gọi om sòm...vì ở đây còn rừng rú và ban đêm thì có cọp về. Con chó FIFI tôi rất qúi, khi đem vào đây nuôi đã bị cọp về bắt đi mất.
Về sau phát triển hơn thì xây lò bằng ximăng và ba tôi đem các cháu ở ngoài làng MỸ CHÁNH vào làm việc có anh DẠY và anh THÀNH.
Chiếc xe mà ba tôi tự ráp ra đầu tiên, bây giờ có khi dùng chở than lên DÀLẠT bán cho trường LYCÉE YERSIN DALAT. Má tôi cũng học lái xe, nhưng chưa tới đâu thì bỏ cuộc, vì nhiều lí do.
Khi phải chở nhiều tấn than thì phải mua một chiếc xe camion bự hơn. Đó là thời kỳ làm ăn phát triển nên mới có tên THANH TÀI.
SUỐIKIẾT
Tuesday, June 8, 2010
TRÁI SẦU RIÊNG
Tháng một năm 2009
Trái sầu riêng.
Truyện ký Thanh-Tài
Vào khoảng năm1962, 63 gì đó, gia đình tôi còn sinh sống ở Dalạt.
Năm Tôi 11 tuổi học đệ Thất trường Bùi Thị Xuân . Nhà tôi nằm trên đường Vỏ Tánh con đường dẩn xuống Hồ Xuân Hương nổi tiếng của thành phố Đalạt, phía ngược lên là trường Bồ Đề, rồi đến trường BTX và cuối dốc là Viện đại học Thụ Nhân.
Tôi còn nhớ cặn kẻ từng gốc mai , từng cột đèn hàng ngày tôi vẫn đi đến trường, một con đường đá sỏi trắng nhỏ dẫn vào lớp học vẽ mà ngoài giờ học ở trường chúng tôi còn được ghi tên để theo học lớp này. Bà cô giáo rất dễ thương có nụ cười tươi , luôn luôn khuyến khích chúng tôi dù mới tập tễnh vẽ rất xấu.
Chuyện học vẽ làm tôi nhớ đến một chuyện rất buồn cười liên quan đến trái sầu riêng mà lần đầu tiên tôi được thấy.
Lúc đó vào dịp Tết , khoảng đâu còn 1, hay 2 tuần nữa ba về. Thường ba tôi đi làm xa ở tận Cao nguyên xứ Thượng. Cả nhà tôi mấy chị em và má tôi nữa đều mong ngóng ba tôi, ở xa về vào dịp tết sum họp thật vui , ngoài ra còn có quà nữa.
Sáng hôm đó chủ nhật nghỉ học, vậy mà tôi dậy thật sớm đồng hồ chỉ mới gõ 5 tiếng , tôi thì thào lay người chị kế tôi, chị ơi dậy đi ba về rồi.
Nhìn ra cửa sổ trời còn tối thui chị tôi nói chưa đâu tới trưa ba mới về lận, ngủ tiếp đi.. Tôi nằm thao thức một hồi rồi thiếp đi lúc nào không hay., nghe tiếng lao xao ồn ào , tôi lật đật tốc mền dậy. Ơ kìa ba tôi đã ngồi chễm chệ ở ghế salon tự lúc nào, các chị em tôi thì tíu tít vậy quanh ai cũng dành kể đủ thứ chuyện ba tôi nghe, má tôi ngồi kế bên, mặt tươi vui trên tay bế em bé.
Mấy chị tôi đã lãnh quà hết rồi, những lúc như vậy chị em tôi bớt sợ ba vì thường ngày ba rất nghiêm. Đến phiên tôi, mắt còn đang nhấp nháy, đầu tóc rối bù, ba kêu lại ôm tôi âu yếm.
Phần quà của con đây .
- Có phải hộp màu nước không?
Tôi nói :
- Dạ, con cám ơn ba.
Tôi sung sướng nhận hộp màu vẽ mà tôi ao ước bấy lâu nay.Ba hỏi:
- Con đã bớt ho chưa? có uống thuốc đều không?
Tôi trả lời :
- Thưa ba có , má cho con uống mỗi ngày .
- Ừ thôi con ra chơi với mấy chị đi, còn đây là quà của má con.
Tôi thấy ba lấy ra một hộp bự gói giấy kín mít, hình như 3,4 lần giấy lận, nhưng tôi không quan tâm lắm, rồi tôi thấy ba mở góc tủ Buffet bỏ vào.
Tôi, lấy giấy croquis để sẵn, đã vẽ một cành mai theo sự hướng dẫn cuả cô giáo và bây giờ chỉ tô màu vô nữa để làm một tấm thiệp tết.
Tôi hí hoáy hết tô lại xoá, pha màu xanh vàng, đang say mê thì nghe tiếng má tôi .
- Chết rồi có chuột chết .
Má đi lục tung hết góc divan, tủ bàn thờ, tủ buffet..
- Đây rồi, mùi chuột chết trong góc này.
Má tôi lôi ra đúng cái hộp giấy ba tôi cất vào. Ba tôi bước ra cười .
- Không phải đâu mụ ơi, trái sầu riêng đó, trái này ở tận miền Tây, người trong đó họ thích ăn trái này tới ghiền luôn. Mụ biểu tụi nó xẻ ra ăn thử một miếng đi cho biết.
Má tôi nhăn mặt.
- Trời, mùi ghê vậy sao ăn được !
Nhưng rồi, má tôi tay bịt mũi tay bốc một miếng bỏ vào miệng ăn thử cho ba tôi vui lòng.
Bấy giờ má tôi mới công nhận trái sầu riêng ăn rất ngon và bổ dưởng y như chocolate vậy, má cho chị em tôi mỗi người thử một miếng, có người thích người không. Riêng tôi ăn vào thấy vừa bùi, béo, mà lại ngọt nữa. Rồi tôi cũng đâm ra ghiền sầu riêng, lại nghe một ông bác sĩ bảo rằng trái này ăn rất bổ tì vị ?? không biết có phải như vậy không nhưng ăn thấy ngon và mùi ..thơm là được rồi.
Đó là câu chuyện về trái sầu riêng lần đầu tiên đã đến gia đình tôi như thế nào.
Trái sầu riêng.
Truyện ký Thanh-Tài
Vào khoảng năm1962, 63 gì đó, gia đình tôi còn sinh sống ở Dalạt.
Năm Tôi 11 tuổi học đệ Thất trường Bùi Thị Xuân . Nhà tôi nằm trên đường Vỏ Tánh con đường dẩn xuống Hồ Xuân Hương nổi tiếng của thành phố Đalạt, phía ngược lên là trường Bồ Đề, rồi đến trường BTX và cuối dốc là Viện đại học Thụ Nhân.
Tôi còn nhớ cặn kẻ từng gốc mai , từng cột đèn hàng ngày tôi vẫn đi đến trường, một con đường đá sỏi trắng nhỏ dẫn vào lớp học vẽ mà ngoài giờ học ở trường chúng tôi còn được ghi tên để theo học lớp này. Bà cô giáo rất dễ thương có nụ cười tươi , luôn luôn khuyến khích chúng tôi dù mới tập tễnh vẽ rất xấu.
Chuyện học vẽ làm tôi nhớ đến một chuyện rất buồn cười liên quan đến trái sầu riêng mà lần đầu tiên tôi được thấy.
Lúc đó vào dịp Tết , khoảng đâu còn 1, hay 2 tuần nữa ba về. Thường ba tôi đi làm xa ở tận Cao nguyên xứ Thượng. Cả nhà tôi mấy chị em và má tôi nữa đều mong ngóng ba tôi, ở xa về vào dịp tết sum họp thật vui , ngoài ra còn có quà nữa.
Sáng hôm đó chủ nhật nghỉ học, vậy mà tôi dậy thật sớm đồng hồ chỉ mới gõ 5 tiếng , tôi thì thào lay người chị kế tôi, chị ơi dậy đi ba về rồi.
Nhìn ra cửa sổ trời còn tối thui chị tôi nói chưa đâu tới trưa ba mới về lận, ngủ tiếp đi.. Tôi nằm thao thức một hồi rồi thiếp đi lúc nào không hay., nghe tiếng lao xao ồn ào , tôi lật đật tốc mền dậy. Ơ kìa ba tôi đã ngồi chễm chệ ở ghế salon tự lúc nào, các chị em tôi thì tíu tít vậy quanh ai cũng dành kể đủ thứ chuyện ba tôi nghe, má tôi ngồi kế bên, mặt tươi vui trên tay bế em bé.
Mấy chị tôi đã lãnh quà hết rồi, những lúc như vậy chị em tôi bớt sợ ba vì thường ngày ba rất nghiêm. Đến phiên tôi, mắt còn đang nhấp nháy, đầu tóc rối bù, ba kêu lại ôm tôi âu yếm.
Phần quà của con đây .
- Có phải hộp màu nước không?
Tôi nói :
- Dạ, con cám ơn ba.
Tôi sung sướng nhận hộp màu vẽ mà tôi ao ước bấy lâu nay.Ba hỏi:
- Con đã bớt ho chưa? có uống thuốc đều không?
Tôi trả lời :
- Thưa ba có , má cho con uống mỗi ngày .
- Ừ thôi con ra chơi với mấy chị đi, còn đây là quà của má con.
Tôi thấy ba lấy ra một hộp bự gói giấy kín mít, hình như 3,4 lần giấy lận, nhưng tôi không quan tâm lắm, rồi tôi thấy ba mở góc tủ Buffet bỏ vào.
Tôi, lấy giấy croquis để sẵn, đã vẽ một cành mai theo sự hướng dẫn cuả cô giáo và bây giờ chỉ tô màu vô nữa để làm một tấm thiệp tết.
Tôi hí hoáy hết tô lại xoá, pha màu xanh vàng, đang say mê thì nghe tiếng má tôi .
- Chết rồi có chuột chết .
Má đi lục tung hết góc divan, tủ bàn thờ, tủ buffet..
- Đây rồi, mùi chuột chết trong góc này.
Má tôi lôi ra đúng cái hộp giấy ba tôi cất vào. Ba tôi bước ra cười .
- Không phải đâu mụ ơi, trái sầu riêng đó, trái này ở tận miền Tây, người trong đó họ thích ăn trái này tới ghiền luôn. Mụ biểu tụi nó xẻ ra ăn thử một miếng đi cho biết.
Má tôi nhăn mặt.
- Trời, mùi ghê vậy sao ăn được !
Nhưng rồi, má tôi tay bịt mũi tay bốc một miếng bỏ vào miệng ăn thử cho ba tôi vui lòng.
Bấy giờ má tôi mới công nhận trái sầu riêng ăn rất ngon và bổ dưởng y như chocolate vậy, má cho chị em tôi mỗi người thử một miếng, có người thích người không. Riêng tôi ăn vào thấy vừa bùi, béo, mà lại ngọt nữa. Rồi tôi cũng đâm ra ghiền sầu riêng, lại nghe một ông bác sĩ bảo rằng trái này ăn rất bổ tì vị ?? không biết có phải như vậy không nhưng ăn thấy ngon và mùi ..thơm là được rồi.
Đó là câu chuyện về trái sầu riêng lần đầu tiên đã đến gia đình tôi như thế nào.
Thứ tư, ngày 10 tháng sáu năm 2009
Truyện về Ba tôi. Thanh-Tài
Hôm đó tôi nhớ rõ trời còn rất sớm . . .
Trời tối mờ mờ, tôi đang mơ màng, bỗng có tiếng gọi...
- Dậy đi con sửa soạn đi làm...
Giọng Huế nghe nặng nặng, giọng đàn ông, đúng rồi giọng của Ba tôi..Tôi định trả lời..
- Còn sớm lắm Ba..thì có tiếng phone reo. Tiếng chị tôi từ Canada .
- T. ơi ! nghe tin gì chưa ? Ba mất rồi..
Tôi nghe như sét đánh ngang tai, thẩn thờ buông cái phone xuống, tay chân run lẩy bẩy...
Tôi cố gương mắt nhìn vào khoảng mờ tối mà trước đó một phút Ba đã về gọi tôi...Tim tôi như bị ai bóp chặt, tôi cố vùng vẫy và rồi thói quen vươn lên , chống trả qua bao thăng trầm cuộc đời giúp tôi lấy lại nghị lực..Tôi chụp cái phone hỏi chị .
- Má ra sao chị ? Giọng chị xa xăm đứt quảng...
- Má yếu lắm , bị xỉu lên xỉu xuống mấy lần..Tôi hỏỉ tiếp..
- Ba mất lúc nào vậy chị ? Chị nói .
- Sáng nay...giờ... Rồi chị hỏi tôi...
- T có tính về VN được không ? Tôi vội vàng nói
- Có chị , em sẽ lấy chuyến bay sớm nhất . Chị nói .
- Chị cũng về rất sớm và tính ở lâu lâu một chút với má.
Chờ đến 10 giờ sáng, tôi mới liên lạc được hãng vé máy bay cũng khoảng hai ngày sau có người bỏ chỗ, tôi mới điền vào được . Đang mùa hè rằm Vu lan nên Cali tìm vé đi VN rất khó. Công việc làm, thì tôi nhờ người cháu quen giúp đỡ và cháu sắp xếp tôi ở VN gần 4 tuần để gần gủi má tôi và thăm con gái của tôi luôn.
Chị tôi gọi báo tin cho tôi biết là người em trai út ở Australia cũng sẽ bay về VN chuyến bay sớm, bên đó gần hơn nên có thể sẽ chờ hai chị em tôi về cùng đi xe lên BMT, nhưng chị tôi dặn hễ ai về được sớm thì cứ đi thắng BMT để kịp nhìn mặt Ba lần cuối.
Bà hàng xóm Mỷ Eva tốt bụng, chở tôi ra phi trường và nói .
- Mày nhớ cẩn thận giấy tờ tiền bạc, nếu cần gì thì cứ nói bà lo cho mua vé, đem tiền theo và lo cho con trai tôi ở nhà nữa, Bà thật là tốt giúp đỡ và an ủi tôi rất nhiều, Bà nói :
- Mày cần bình tĩnh đi đường xa, nửa vòng trái đất , nhớ giữ sức khoẻ chứ không là mày sẽ không làm được gì hết..
Hai ngày lo lắng công chuyện, tôi không nuốt được miếng cơm nào, giống như cách đây 6 năm chồng tôi mất, cũng một tay bà lo liệu sắp xếp cho tôi, bắt tôi ăn, uống thuốc và lo cho con trai 12 tuổi của tôi nữa .
Lúc con gái tôi từ VN qua Mỹ bà cũng lo đón rước, sắp xếp chỗ cho cháu ăn ở , dù rằng bà rất bận gia đình, lo cho chồng và hai con trai đang lớn . Quả thật hai ngày này tôi chỉ uống nước và..uống sữa cầm hơi, chẳng hiểu sao mà tôi cũng ra tới phi trường leo lên máy bay, người tôi cứ bồng bềnh như đi trong sương .
Trên máy bay tôi ngủ vùi, nói ngủ chứ nằm nhắm mắt mà bao chuyện hiện về trong trí , hình ảnh Ba tôi lay gọi tôi lúc sáng sớm cứ ám ảnh tôi mãi, tôi thương Ba quá, Ba về gọi cho tôi biết là Ba sắp ra đi vĩnh viễn, nuớc mắt tôi ràng rụa hai hàng, tôi sụt sịt không cầm được , nguời ngồi bên tôi là một ..Ông cha cố đạo. Qua hàng nước mắt, tôi thấy ông nhìn tôi rất cảm thương, và làm dấu liên tục...có khi ông thấy tôi không ăn uống gì , ông gọi ly sữa và đưa truớc mặt ra dấu bảo tôi uống đi, đôi mắt ông thật hiền hòa..
Về đến phi trường TSN, tôi bước xuống máy bay mà đi quờ quạng, nhìn thấy người anh rễ chồng chị P và hai cháu ra đón, tôi vững lại tinh thần, sau đó biết là chị tôi và người em Ut đã về BMT trước đó 6 tiếng đồng hồ rồi. Anh rễ hỏi tôi .
- Em đủ sức đi xe về BMT không ? Tôi trả lời.
- Không đủ sức em cũng đi , leo lên xe thì em nằm thiếp đi rồi xe chở đi thôi mà..
Tôi và một người cháu đi thẳng về Ban Mê. Đến nơi lúc 8 giờ tối, vào nhìn quan tài Ba tôi nằm trước cửa nhà, lòng tôi quặn thắt lần nữa và lần này thì tôi ngã nhào xỉu xuống thật sự..Rồi cũng tĩnh dậy và khóc lóc thảm thiết , tôi biết Ba rất thương tôi đứa con gái ốm yếu từ tấm bé. Ba hay bế tôi vào lòng cho ăn trứng gà với mật ong mà tôi rất thích . Những khi trời trở lạnh tôi cứ ho sù sụ không dứt..Rồi tôi bị cái bệnh hay đau ngất tay chân rút lại phải đánh dầu bóp tay chân thật mạnh. Má tôi nói, bệnh này làm người yếu ớt lắm, thật vậy những năm tôi đi dạy học trường xa, có khi Ba chở đi có khi anh Ba Thọ tài xế chở đi mà rồi thỉnh thoảng tôi bị đau tay chân rút lại phải chở về nhà..Ba cứ nói yếu phổi mà dạy học cực lắm con. Nhưng tôi chỉ thích nghề dạy học. . .
Truyện về Ba tôi. Thanh-Tài
Hôm đó tôi nhớ rõ trời còn rất sớm . . .
Trời tối mờ mờ, tôi đang mơ màng, bỗng có tiếng gọi...
- Dậy đi con sửa soạn đi làm...
Giọng Huế nghe nặng nặng, giọng đàn ông, đúng rồi giọng của Ba tôi..Tôi định trả lời..
- Còn sớm lắm Ba..thì có tiếng phone reo. Tiếng chị tôi từ Canada .
- T. ơi ! nghe tin gì chưa ? Ba mất rồi..
Tôi nghe như sét đánh ngang tai, thẩn thờ buông cái phone xuống, tay chân run lẩy bẩy...
Tôi cố gương mắt nhìn vào khoảng mờ tối mà trước đó một phút Ba đã về gọi tôi...Tim tôi như bị ai bóp chặt, tôi cố vùng vẫy và rồi thói quen vươn lên , chống trả qua bao thăng trầm cuộc đời giúp tôi lấy lại nghị lực..Tôi chụp cái phone hỏi chị .
- Má ra sao chị ? Giọng chị xa xăm đứt quảng...
- Má yếu lắm , bị xỉu lên xỉu xuống mấy lần..Tôi hỏỉ tiếp..
- Ba mất lúc nào vậy chị ? Chị nói .
- Sáng nay...giờ... Rồi chị hỏi tôi...
- T có tính về VN được không ? Tôi vội vàng nói
- Có chị , em sẽ lấy chuyến bay sớm nhất . Chị nói .
- Chị cũng về rất sớm và tính ở lâu lâu một chút với má.
Chờ đến 10 giờ sáng, tôi mới liên lạc được hãng vé máy bay cũng khoảng hai ngày sau có người bỏ chỗ, tôi mới điền vào được . Đang mùa hè rằm Vu lan nên Cali tìm vé đi VN rất khó. Công việc làm, thì tôi nhờ người cháu quen giúp đỡ và cháu sắp xếp tôi ở VN gần 4 tuần để gần gủi má tôi và thăm con gái của tôi luôn.
Chị tôi gọi báo tin cho tôi biết là người em trai út ở Australia cũng sẽ bay về VN chuyến bay sớm, bên đó gần hơn nên có thể sẽ chờ hai chị em tôi về cùng đi xe lên BMT, nhưng chị tôi dặn hễ ai về được sớm thì cứ đi thắng BMT để kịp nhìn mặt Ba lần cuối.
Bà hàng xóm Mỷ Eva tốt bụng, chở tôi ra phi trường và nói .
- Mày nhớ cẩn thận giấy tờ tiền bạc, nếu cần gì thì cứ nói bà lo cho mua vé, đem tiền theo và lo cho con trai tôi ở nhà nữa, Bà thật là tốt giúp đỡ và an ủi tôi rất nhiều, Bà nói :
- Mày cần bình tĩnh đi đường xa, nửa vòng trái đất , nhớ giữ sức khoẻ chứ không là mày sẽ không làm được gì hết..
Hai ngày lo lắng công chuyện, tôi không nuốt được miếng cơm nào, giống như cách đây 6 năm chồng tôi mất, cũng một tay bà lo liệu sắp xếp cho tôi, bắt tôi ăn, uống thuốc và lo cho con trai 12 tuổi của tôi nữa .
Lúc con gái tôi từ VN qua Mỹ bà cũng lo đón rước, sắp xếp chỗ cho cháu ăn ở , dù rằng bà rất bận gia đình, lo cho chồng và hai con trai đang lớn . Quả thật hai ngày này tôi chỉ uống nước và..uống sữa cầm hơi, chẳng hiểu sao mà tôi cũng ra tới phi trường leo lên máy bay, người tôi cứ bồng bềnh như đi trong sương .
Trên máy bay tôi ngủ vùi, nói ngủ chứ nằm nhắm mắt mà bao chuyện hiện về trong trí , hình ảnh Ba tôi lay gọi tôi lúc sáng sớm cứ ám ảnh tôi mãi, tôi thương Ba quá, Ba về gọi cho tôi biết là Ba sắp ra đi vĩnh viễn, nuớc mắt tôi ràng rụa hai hàng, tôi sụt sịt không cầm được , nguời ngồi bên tôi là một ..Ông cha cố đạo. Qua hàng nước mắt, tôi thấy ông nhìn tôi rất cảm thương, và làm dấu liên tục...có khi ông thấy tôi không ăn uống gì , ông gọi ly sữa và đưa truớc mặt ra dấu bảo tôi uống đi, đôi mắt ông thật hiền hòa..
Về đến phi trường TSN, tôi bước xuống máy bay mà đi quờ quạng, nhìn thấy người anh rễ chồng chị P và hai cháu ra đón, tôi vững lại tinh thần, sau đó biết là chị tôi và người em Ut đã về BMT trước đó 6 tiếng đồng hồ rồi. Anh rễ hỏi tôi .
- Em đủ sức đi xe về BMT không ? Tôi trả lời.
- Không đủ sức em cũng đi , leo lên xe thì em nằm thiếp đi rồi xe chở đi thôi mà..
Tôi và một người cháu đi thẳng về Ban Mê. Đến nơi lúc 8 giờ tối, vào nhìn quan tài Ba tôi nằm trước cửa nhà, lòng tôi quặn thắt lần nữa và lần này thì tôi ngã nhào xỉu xuống thật sự..Rồi cũng tĩnh dậy và khóc lóc thảm thiết , tôi biết Ba rất thương tôi đứa con gái ốm yếu từ tấm bé. Ba hay bế tôi vào lòng cho ăn trứng gà với mật ong mà tôi rất thích . Những khi trời trở lạnh tôi cứ ho sù sụ không dứt..Rồi tôi bị cái bệnh hay đau ngất tay chân rút lại phải đánh dầu bóp tay chân thật mạnh. Má tôi nói, bệnh này làm người yếu ớt lắm, thật vậy những năm tôi đi dạy học trường xa, có khi Ba chở đi có khi anh Ba Thọ tài xế chở đi mà rồi thỉnh thoảng tôi bị đau tay chân rút lại phải chở về nhà..Ba cứ nói yếu phổi mà dạy học cực lắm con. Nhưng tôi chỉ thích nghề dạy học. . .
Thứ ba, ngày 09 tháng sáu năm 2009
Thư gởi Ba. Suối-Kiết
Ba thương ,
Lâu nay con không dám viết tiếp về BA ,vì con muốn Ba yên tĩnh ra đi, không nuối tiếc gì, nhưng con nghĩ cũng khó, vì BA còn lo cho Má còn ở lại, bầy con còn có đứa ngây dại, dù tuổi đời đã chồng chất, nhất là đứa con ÚT vẫn chưa chịu dừng chân giang hồ...
Con không làm sao quên được mỗi lần con trở về Canada là Ba dậy thật sớm ra sân ngồi tiển con, nói tới đây nước mắt con đã mờ, không làm sao đánh tiếp được...Lần cuối con về trễ đã không còn gặp được để nắm tay Ba.
Ba không còn đợi các con về nữa, ba không còn nở nụ cười không răng... mà nước mắt lăn tròn trên đôi má nhăn nheo...Mỗi lần nghe ba cười ba nói trên phone là con vui mừng ghê lắm, nhưng bây giờ con rất ít muốn gọi về nhà vì không còn ba nghe phone, má thì không nghe rõ nữa, niềm vui của con cũng mất đi dần...bây giờ con gởi thiệp về cho má đọc, viết chữ thật to, làm thơ cho má...Nghe các em kể, má vui lắm mỗi lần nhận thơ, ngồi nhâm nhi từng chữ nhớ từng đứa, thư ni của con TÀI, thư ni của cháu NA, thư ni của skiêt, thư ni của Phượng...
Ba thương, hồi trước con thỉnh thoảng lên chùa, nhưng con còn chưa biết là lên chùa làm gì, lên lạy Phật, nghe giảng tụng kinh để tâm hồn thanh thản, quên đi những chuyện hằngngày...Nhưng từ ngày con đưa ba lên chùa thờ thì con đi chùa mỗi tuần , vì con không muốn để ba ở một mình nơi chốn xa lạ, con đến thăm ba và mong ba được ở dưới chân Phật hưởng được lòng từ bi của ngài... mà sớm siêu thoát.
Con kể lại một kỹ niệm hồi xưa, hồi con 12,13 tuổi gì đó phải giữ em, một chị cả mà phải giữ đến 5 đứa em, đứa thứ 5 là đứa em trai đầu tiên sau Thanh Tài, một đứa con trai cầu khẩn, sau này má kể lại là phải đi cầu xin ở chuà , đền, am ...mới sinh ra được nó...nên nó được cưng chìu vô cùng.. Nhà đã 5 cô con gái , nên ba má mong ước có một cậu con trai...
Khi nó lên 6 tháng mới bắt đầu biết lật , tôi phải bồng bế nó đi chơi, căn nhà bên hông có bàn PINGPONG ba thường đánh pingpong với bạn bè. Phía sau nhà có chỗ bán than, tôi cũng hay coi chừng có người vào mua than thì cân than lấy tiền, có khi cũng chôm chỉa vài đồng để ăn vặt .
Đang bế thằng em, thì có người vô mua than, tôi định để nó lên đó chút xíu ra cân than, rồi chạy vô bế nó là kịp, ai ngờ nó biết lật , mới bỏ lên bàn vừa chạy ra sau chưa kịp cân bán gì hết, thì nghe rớt cái rầm, nó ré lên, cả nhà chạy ra, tôi sợ quá phóng một mạch tuốt ra vườn, núp dưới giàn su su , cho đến tối mịt, chị tôi mới ra vườn kiếm, gọi tôi ở đâu về đi ba hết giận rồi...tôi vẫn còn run, không nghĩ là thằng em có chuyện gì, mà chỉ sợ ba bắt nằm xuống quất cho vài roi sưng đít ...vì tội làm em té !
Ba rất nghiêm với con cái, tuy rất thương, nhưng không hay nói chuyện với con, nên chị em tôi rất sợ, không khi nào ăn cơm chung với ba má, cho đến khi lớn lên trung học mới có dịp ngồi chung bàn với ba má.
Sắp tới ngày lễ của tất cả những người CHA trên thế giới, con viết một vài kỹ niệm về Ba, nếu ở VN hay ở bên Tàu, người ta sẽ đốt lá thư để gởi đi cho người quá cố đọc ...ở đây con sẽ gởi lên mạng của con, cuả bạn bè ...để nhớ BA mãi mãi...
CON SK
Thư gởi Ba. Suối-Kiết
Ba thương ,
Lâu nay con không dám viết tiếp về BA ,vì con muốn Ba yên tĩnh ra đi, không nuối tiếc gì, nhưng con nghĩ cũng khó, vì BA còn lo cho Má còn ở lại, bầy con còn có đứa ngây dại, dù tuổi đời đã chồng chất, nhất là đứa con ÚT vẫn chưa chịu dừng chân giang hồ...
Con không làm sao quên được mỗi lần con trở về Canada là Ba dậy thật sớm ra sân ngồi tiển con, nói tới đây nước mắt con đã mờ, không làm sao đánh tiếp được...Lần cuối con về trễ đã không còn gặp được để nắm tay Ba.
Ba không còn đợi các con về nữa, ba không còn nở nụ cười không răng... mà nước mắt lăn tròn trên đôi má nhăn nheo...Mỗi lần nghe ba cười ba nói trên phone là con vui mừng ghê lắm, nhưng bây giờ con rất ít muốn gọi về nhà vì không còn ba nghe phone, má thì không nghe rõ nữa, niềm vui của con cũng mất đi dần...bây giờ con gởi thiệp về cho má đọc, viết chữ thật to, làm thơ cho má...Nghe các em kể, má vui lắm mỗi lần nhận thơ, ngồi nhâm nhi từng chữ nhớ từng đứa, thư ni của con TÀI, thư ni của cháu NA, thư ni của skiêt, thư ni của Phượng...
Ba thương, hồi trước con thỉnh thoảng lên chùa, nhưng con còn chưa biết là lên chùa làm gì, lên lạy Phật, nghe giảng tụng kinh để tâm hồn thanh thản, quên đi những chuyện hằngngày...Nhưng từ ngày con đưa ba lên chùa thờ thì con đi chùa mỗi tuần , vì con không muốn để ba ở một mình nơi chốn xa lạ, con đến thăm ba và mong ba được ở dưới chân Phật hưởng được lòng từ bi của ngài... mà sớm siêu thoát.
Con kể lại một kỹ niệm hồi xưa, hồi con 12,13 tuổi gì đó phải giữ em, một chị cả mà phải giữ đến 5 đứa em, đứa thứ 5 là đứa em trai đầu tiên sau Thanh Tài, một đứa con trai cầu khẩn, sau này má kể lại là phải đi cầu xin ở chuà , đền, am ...mới sinh ra được nó...nên nó được cưng chìu vô cùng.. Nhà đã 5 cô con gái , nên ba má mong ước có một cậu con trai...
Khi nó lên 6 tháng mới bắt đầu biết lật , tôi phải bồng bế nó đi chơi, căn nhà bên hông có bàn PINGPONG ba thường đánh pingpong với bạn bè. Phía sau nhà có chỗ bán than, tôi cũng hay coi chừng có người vào mua than thì cân than lấy tiền, có khi cũng chôm chỉa vài đồng để ăn vặt .
Đang bế thằng em, thì có người vô mua than, tôi định để nó lên đó chút xíu ra cân than, rồi chạy vô bế nó là kịp, ai ngờ nó biết lật , mới bỏ lên bàn vừa chạy ra sau chưa kịp cân bán gì hết, thì nghe rớt cái rầm, nó ré lên, cả nhà chạy ra, tôi sợ quá phóng một mạch tuốt ra vườn, núp dưới giàn su su , cho đến tối mịt, chị tôi mới ra vườn kiếm, gọi tôi ở đâu về đi ba hết giận rồi...tôi vẫn còn run, không nghĩ là thằng em có chuyện gì, mà chỉ sợ ba bắt nằm xuống quất cho vài roi sưng đít ...vì tội làm em té !
Ba rất nghiêm với con cái, tuy rất thương, nhưng không hay nói chuyện với con, nên chị em tôi rất sợ, không khi nào ăn cơm chung với ba má, cho đến khi lớn lên trung học mới có dịp ngồi chung bàn với ba má.
Sắp tới ngày lễ của tất cả những người CHA trên thế giới, con viết một vài kỹ niệm về Ba, nếu ở VN hay ở bên Tàu, người ta sẽ đốt lá thư để gởi đi cho người quá cố đọc ...ở đây con sẽ gởi lên mạng của con, cuả bạn bè ...để nhớ BA mãi mãi...
CON SK
Sunday, June 6, 2010
HUYỀN THOẠI VỀ BA
HUYỀN THOẠI VỀ BA (tt) 49 NGÀY BA RA ĐI...
Friday 28 Nov 2008 , 9:21
49 ngày Ba ra đi...
7 tuần sau khi ba mất, tức là 49 ngày, mọi người trong gia đình làm lễ tưởng nhớ và cũng để đưa tiễn Ba lên chùa. Chúng tôi ước mong Ba được về dưới chân Phật, linh hồn siêu thoát.
Tôi ở Canada cũng đưa vong Ba lên chùa thờ. Hôm nay tất cả gia đình tôi, con, cháu, đều có mặt ở chùa , sui gia cũng đến cùng với chúng tôi.
Thường thường làm lễ 49 hay 100 ngày theo phong tục của người VN thì một người trong gia đình đội sớ và để tang. Có lẽ bên VN đã làm những điều này, nên bên này chúng tôi được miễn. Tờ sớ màu vàng, bây giờ được để trên một cái giá ngay trước mặt chỗ tôi quỳ, đối diện với bàn Phật.
Thường thì chùa bắt đầu làm lễ đúng 11giờ. Nhưng hôm nay đổi giờ (lùi một giờ), nên thầy làm lễ lúc 10 giờ 30. Vì vậy con trai tôi đến trễ. Nó còn đang ngơ ngác tìm kiếm xem gia đình ở đâu thì em nó ở sau ngoắc, nên nó chạy vụt qua chánh điện, lúc thầy đang làm lễ. Những người có thân nhân cúng dường hôm nay đều quỳ sau giá sớ của mình. Con trai tôi chạy vụt qua lá sớ của mọi người thì không sao, nhưng đến tờ sớ của ông ngoại, thì sớ bay xuống sàn...
Tôi và thím dâu đều vội vàng cúi xuống lượm... chuyện này là bình thường với mọi người...nhưng riêng tôi thì linh cảm là ba tôi đã về với chúng tôi...trong tất cả 5 đứa cháu từ ngày xa quê hương, chỉ có cháu này về thăm ông ngoại mấy năm trước. Ông ngoại biết nó...
Hồi còn sống, còn viết thư và làm thơ lúc nào ba tôi cũng nhắc đến các cháu NA, BÉ, NÔ, RI, TÝ... Nhưng lúc mất chỉ có BÉ TINA về đưa tiển, vì hoàn cảnh cũng có khăn, đứa nào cũng có con nhỏ và đi làm, tôi đi là tụi nó cũng phải tìm chỗ gởi con.
Nhắc tới ba tôi là nhớ lại những ngày đói khổ, một mình tôi nuôi 5 đứa con với 6 ký gạo và 6 ký khoai mì khô/1tháng nếu không có ba tôi mỗi tuần đem lên cho một bao bắp và một buồng chuối thì chắc là chúng tôi cũng không sống nỗi đến ngày hôm nay...Viết về ba tôi là nước mắt tuôn tràn...
Hôm qua Thưởng tường thuật lại 49 ngày của BA ở VN và gởi cho tôi , tôi ghi lại bài Thưởng chắc là vui hơn.
49 ngày của Ba (Thưởng)
Thời gian qua nhanh quá, lật bật mà đã tới 49 ngày sau khi Ba tôi mất. Đúng hẹn (trừ những người ở xa) chúng tôi lại tụ họp cả đại gia đình để làm lễ đưa tro cốt Ba tôi vào chùa Khải Đoan.
Trên chuyến xe từ thành phố Saigon đi BMT gồm tôi, chị Phượng, 2 đứa con của chị, Đính và vợ chồng ông bà boss, 2 vợ chồng Thuỵ Ngọc (bạn của Đạt). Xe ghé DakNông đón thêm Định.
Tới BMT gần tối, mọi người vào thắp hương chào Ba tôi, sau đó dùng cơm tối (Thu Minh đã chuẩn bị sẳn), rồi về khách sạn nghỉ .
Có một điều đặc biệt, làm tôi hơi bất ngờ, là đã có một chàng rễ hụt đợi sẳn ở nhà !
Theo như chương trình dự định, gia đình tổ chức lễ cầu siêu, tụng kinh xong là rước Ba tôi vào chùa .
Nhưng có một việc xảy ra là trên chùa có một vị sư viên tịch, nên nhà chùa bận lo ma chay cho vị sư, và hoản nghi lễ của chúng tôi lại.
Thời gian chờ đợi mọi người đưa 2 ông bà boss của Đính đi tham quan Bản Đông, LAC... gia đình chúng tôi cũng tổ chức một bửa tiệc vừa khoản đải ông bà boss của Đính vừa cám ơn hàng xóm, bạn bè...
Việc nấu nướng lại do Thu Minh, chúng tôi chỉ phụ giúp chút ít, bữa tiệc cũng kéo dài tới khuya, mọi người nói chuyện vui buồn, nhắc nhở một vài kỹ niệm... Cảm động nhất là vợ chồng ông bà TÂY ÚC, họ rất thân thiện và vui vẽ, tỏ ra rất quyến luyến trước khi ra về..làm chúng tôi cũng nhớ mấy ông IVS ngày xưa, ông Clark, ông Mike mỗi dịp TẾT, má tôi đều làm chả thủ, mấy ông cùng thầy Chi đến nhậu với Ba tôi.
Chị HAI tôi cũng làm một món chay đặc biệt đải khách, vì chị ăn chay trường. Món của chị rất ngon, hợp khẩu vị 2 ông bà tây.
Hai ngày sau chùa bắt đầu hoạt động trở lại và chúng tôi đưa tro cốt của Ba lên chùa, thầy làm lễ cầu siêu cho Ba, rồi an vị bình tro vào Tháp.
Bây giờ Ba tôi đã trở về dưới chân Phật, nghe kinh kệ...như thuở vào đời...Chúng con cầu mong cho ba được yên vui nơi cõi vĩnh hằng...
Friday 28 Nov 2008 , 9:21
49 ngày Ba ra đi...
7 tuần sau khi ba mất, tức là 49 ngày, mọi người trong gia đình làm lễ tưởng nhớ và cũng để đưa tiễn Ba lên chùa. Chúng tôi ước mong Ba được về dưới chân Phật, linh hồn siêu thoát.
Tôi ở Canada cũng đưa vong Ba lên chùa thờ. Hôm nay tất cả gia đình tôi, con, cháu, đều có mặt ở chùa , sui gia cũng đến cùng với chúng tôi.
Thường thường làm lễ 49 hay 100 ngày theo phong tục của người VN thì một người trong gia đình đội sớ và để tang. Có lẽ bên VN đã làm những điều này, nên bên này chúng tôi được miễn. Tờ sớ màu vàng, bây giờ được để trên một cái giá ngay trước mặt chỗ tôi quỳ, đối diện với bàn Phật.
Thường thì chùa bắt đầu làm lễ đúng 11giờ. Nhưng hôm nay đổi giờ (lùi một giờ), nên thầy làm lễ lúc 10 giờ 30. Vì vậy con trai tôi đến trễ. Nó còn đang ngơ ngác tìm kiếm xem gia đình ở đâu thì em nó ở sau ngoắc, nên nó chạy vụt qua chánh điện, lúc thầy đang làm lễ. Những người có thân nhân cúng dường hôm nay đều quỳ sau giá sớ của mình. Con trai tôi chạy vụt qua lá sớ của mọi người thì không sao, nhưng đến tờ sớ của ông ngoại, thì sớ bay xuống sàn...
Tôi và thím dâu đều vội vàng cúi xuống lượm... chuyện này là bình thường với mọi người...nhưng riêng tôi thì linh cảm là ba tôi đã về với chúng tôi...trong tất cả 5 đứa cháu từ ngày xa quê hương, chỉ có cháu này về thăm ông ngoại mấy năm trước. Ông ngoại biết nó...
Hồi còn sống, còn viết thư và làm thơ lúc nào ba tôi cũng nhắc đến các cháu NA, BÉ, NÔ, RI, TÝ... Nhưng lúc mất chỉ có BÉ TINA về đưa tiển, vì hoàn cảnh cũng có khăn, đứa nào cũng có con nhỏ và đi làm, tôi đi là tụi nó cũng phải tìm chỗ gởi con.
Nhắc tới ba tôi là nhớ lại những ngày đói khổ, một mình tôi nuôi 5 đứa con với 6 ký gạo và 6 ký khoai mì khô/1tháng nếu không có ba tôi mỗi tuần đem lên cho một bao bắp và một buồng chuối thì chắc là chúng tôi cũng không sống nỗi đến ngày hôm nay...Viết về ba tôi là nước mắt tuôn tràn...
Hôm qua Thưởng tường thuật lại 49 ngày của BA ở VN và gởi cho tôi , tôi ghi lại bài Thưởng chắc là vui hơn.
49 ngày của Ba (Thưởng)
Thời gian qua nhanh quá, lật bật mà đã tới 49 ngày sau khi Ba tôi mất. Đúng hẹn (trừ những người ở xa) chúng tôi lại tụ họp cả đại gia đình để làm lễ đưa tro cốt Ba tôi vào chùa Khải Đoan.
Trên chuyến xe từ thành phố Saigon đi BMT gồm tôi, chị Phượng, 2 đứa con của chị, Đính và vợ chồng ông bà boss, 2 vợ chồng Thuỵ Ngọc (bạn của Đạt). Xe ghé DakNông đón thêm Định.
Tới BMT gần tối, mọi người vào thắp hương chào Ba tôi, sau đó dùng cơm tối (Thu Minh đã chuẩn bị sẳn), rồi về khách sạn nghỉ .
Có một điều đặc biệt, làm tôi hơi bất ngờ, là đã có một chàng rễ hụt đợi sẳn ở nhà !
Theo như chương trình dự định, gia đình tổ chức lễ cầu siêu, tụng kinh xong là rước Ba tôi vào chùa .
Nhưng có một việc xảy ra là trên chùa có một vị sư viên tịch, nên nhà chùa bận lo ma chay cho vị sư, và hoản nghi lễ của chúng tôi lại.
Thời gian chờ đợi mọi người đưa 2 ông bà boss của Đính đi tham quan Bản Đông, LAC... gia đình chúng tôi cũng tổ chức một bửa tiệc vừa khoản đải ông bà boss của Đính vừa cám ơn hàng xóm, bạn bè...
Việc nấu nướng lại do Thu Minh, chúng tôi chỉ phụ giúp chút ít, bữa tiệc cũng kéo dài tới khuya, mọi người nói chuyện vui buồn, nhắc nhở một vài kỹ niệm... Cảm động nhất là vợ chồng ông bà TÂY ÚC, họ rất thân thiện và vui vẽ, tỏ ra rất quyến luyến trước khi ra về..làm chúng tôi cũng nhớ mấy ông IVS ngày xưa, ông Clark, ông Mike mỗi dịp TẾT, má tôi đều làm chả thủ, mấy ông cùng thầy Chi đến nhậu với Ba tôi.
Chị HAI tôi cũng làm một món chay đặc biệt đải khách, vì chị ăn chay trường. Món của chị rất ngon, hợp khẩu vị 2 ông bà tây.
Hai ngày sau chùa bắt đầu hoạt động trở lại và chúng tôi đưa tro cốt của Ba lên chùa, thầy làm lễ cầu siêu cho Ba, rồi an vị bình tro vào Tháp.
Bây giờ Ba tôi đã trở về dưới chân Phật, nghe kinh kệ...như thuở vào đời...Chúng con cầu mong cho ba được yên vui nơi cõi vĩnh hằng...
NGÀY 23 THÁNG11NĂM 2008
Huyền thoại về Ba. (tiếp).
Suy nghĩ của Quang (Lisa) về Ba .
Có lẽ tôi là người sau cùng chia sẽ những suy nghĩ về Ba và đám tang của Ba. Tôi là dâu trẻ nhất, sau cùng nhất trong gia đình mà tôi chưa hề chính thức gặp mặt.
Khi Ba còn sống, tôi thường nghe kể nhiều về Ba qua anh Đính, qua những tấm hình chụp Tết mà anh có dịp về thăm Ba. Qua hình ảnh trông Ba thật khỏe mạnh và phong độ trong bộ quần áo lúc nào cũng được bỏ vào quần, hạnh phúc của Ba qua nụ cười khi được gặp con cháu từ xa về.
Tôi còn nhớ rất rõ, anh nói rằng Ba anh rất khỏe, cụ có thể sống đến 100 tuổi, không hề bệnh lúc nào. Má còn bị tai điếc chứ Ba thì nghe rất rõ. Những lúc anh gọi về từ Úc, Ba điều trả lời thay Má.
Thời gian đó tôi và anh Đính chưa chính thức lấy nhau. Những dịp Tết về VN thăm gia đình tôi chần chừ chưa muốn gặp Ba Má và gia đình ảnh ở Ban Mê Thuột, tôi nghĩ gặp hai người chị ruột là chị Phượng và chị Thưởng ở Sài Gòn là được rồi, sau này tôi biết và gặp thêm chị Kiết từ Canada.
Khi nghe tin Ba bệnh, tôi rất bất ngờ. Ba được chở vào bệnh viện và được chăm sóc cận thận bởi Má và các chị ruột. Có lần điện thoại về nghe nói Ba khỏe lại rồi và chuẩn bị trở về nhà nên chúng tôi đỡ lo và yên tâm hơn. Tuy nhiên sau đó, được biết Ba không chịu ăn uống gì cả, chúng tôi trở nên hơi lo. Tôi còn nhớ rõ đó là đêm thứ sáu, sau khi trở về nhà từ buổi tiệc chúc mừng chúng tôi có PR (thường trú nhân).
Tôi đang ngồi xem tin tức truyền hình thì có nghe tin nhắn vào máy điện thoại của anh Đính. Tôi cảm giác một cái gì đó không ổn, cảm giác rất khác thường. Tôi mở ra xem với nội dung "ông Ngoại mất rồi" từ Pipo. Lúc đó không biết làm thế nào chỉ biết chạy vào phòng lúc anh Đính đang ngủ và lay anh dậy, nói một câu "anh, Ba mất rồi". Anh mở mắt thật to, nhìn chừng chừng vào tôi và chỉ thốt lên một câu và úp mặt vào gối " trời ơi sao sớm quá vậy, Ba mất rồi". Tôi cảm nhận nổi đau của anh khi không còn gặp Ba nữa, nhất là khi anh ở xa không được thấy mặt Ba lần cuối. Khoảng một lát sau anh thẩn thờ ngồi vào máy vi tính, anh email thông báo cho chị Kiết, chị Tài, nói chuyện với mấy người cháu ở Canada . Đồng thời anh cũng email cho hai con của anh ở Sydney rằng ông Nội mất rồi. Sau đó anh quay sang tôi nói rằng tôi phải về với anh. Tôi không nói gì hết, gật đầu đồng ý vì đây là điều phải đạo, cũng là dịp tôi cúi đầu chào Ba, mong rằng Ba có linh thiên nhìn nhận đứa con dâu chưa bao giờ gặp mặt này.
Đêm hôm đó, tôi nằm mơ và vẫn còn nhớ rất rõ đến bây giờ. Tôi bị một gã điên khùng nào đó chĩa súng vào tôi và bắn. Máu ra rất nhiều, tôi hớt hãi la kêu cứu nhưng mọi người xung quanh bu lại và chỉ nhìn tôi không làm gì cả. Cảm giác sắp chết đang đến gần, nghĩ đến không còn gặp và giao tiếp với người thân nữa. Tôi đang trong tâm trạng giữa cái sống và cái chết, bước qua thế giới khác. Tôi nghĩ đến anh Đính và xa anh vĩnh viễn. Không biết lúc đó như thế nào, tôi khóc. Thế là tôi giật mình dậy, nước mắt tôi vẫn chảy dài. Anh Đính nghe và hỏi tại sao, tôi nói sợ quá, giất mơ sợ quá. Anh nói đó chỉ là giất mơ thôi.
Ngày hôm sau, anh nói ngắn ngọn với tôi "thôi em ở lại, anh sẽ đi một mình, lúc này gia đình đang bối rối em về lúc này chưa phải lúc, khi nào đám giỗ 49 ngày hoặc dịp Tết thì về quỳ trước bàn thờ Ba và vấn an Má". Tôi rất buồn trong lòng và không nói gì. Tôi muốn về vì đây là dịp được gặp mọi người trong gia đình, gặp Má, đặc biệt quỳ trước bàn thờ để mong Ba tha thứ tôi vì đã không lên thăm Ba trong những chuyến về VN điều mà đáng lẽ tôi nên làm từ lâu.
Sau đám tang của Ba, anh Đính trở về lại Úc. Tôi mở tất cả tấm hình được chụp trong đám tang. Tôi thấy tất cả những người tôi biết và chưa biết, có thể nhìn thấy sự mất mát qua gương mặt của mỗi người. Trong đó người tôi để ý nhất là Má. Trong Má rất buồn và tiều tụy. Mắt đỏ và sưng lên vì khóc nhiều. Người phụ nữ đã gắn cuộc đời, vui sướng cực khổ với chồng suốt mấy chục năm qua. Bây giờ chống chọi với sự cô đơn một mình, chăm sóc hình ảnh qua nén hương.
Mấy ngày hôm sau, anh có cho tôi xem lá thư mà Ba viết cho mấy chị gái, không ghi rõ ngày tháng. Mặc dù chữ không rõ do copy, nhưng anh cố gắng đọc và giải thích cho tôi hiểu, những ký ức cuộc đời của Ba bắt đầu trãi bày ra.
Tôi say mê nghe anh đọc, mặc dù không rõ lắm về tên và quan hệ trong cung nội thời đó, nhưng tôi hiểu nội dung mà Ba viết trong thư. Qua đó tôi biết về nguồn gốc của Ba, cuộc đời của Ba. Cũng như tất cả những kỷ niệm vui buồn mà các anh chị như chị Kiết, chị Tài, chị Phượng, chị Thưởng, chị Chi, anh Định, anh Đính...viết ra trao đổi qua email, tôi hiểu thêm về Ba, kiên cường của Má.
Thế hệ của tôi có lẽ không hiểu nổi sự khốn khổ mà thời của Ba, Má và các chị đã trãi qua. Mặc dù nghe nói rất nhiều, nghe kể rất nhiều thời chiến tranh bom đạn, nạn đói và chết chóc từ những người đi trước, nhưng tôi vẫn chưa hình dung nó rùng rợn đến mức nào.
Tôi còn nhớ khi còn học ở phổ thông, trong giờ môn văn, học truyện ngắn Lão Hạc (1943), cô kể lại chúng tôi nghe chiến tranh và nạn đói năm 1945, là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam, hàng triệu người chết vì đói, xác nằm la liệt ngòai đường, nghe thật kinh hãi làm sao.
Bây giờ nghe chị Kiết kể lại thời chạy giặc của Má vào chiến tranh 1939-1945, Má phải tản cư xuống Phan Rang, vừa chạy vừa sinh em bé, đồng thời "Má tôi bồng em trai tôi đã lã người trên vai. Đến khi má tôi đặt nó nằm trên một tảng đá thì nó đã chết" có lẽ hoàn cảnh lúc đó Má và chị thật đau khổ biết chừng nào.
Bây giờ Ba đã ra đi vào cái tuổi mà khó ai sống thọ đến như vậy. Nghe nói Ba mất rất nhẹ nhàng, rất tốt. Dù sao Ba cũng hạnh phúc sống và nhìn thấy con cháu đầy đủ và đã trưởng thành. Mặc dù tôi chưa hề gặp và trò chuyện, nhưng qua những mẫu chuyện kỷ niệm về Ba của các anh chị, tôi biết thêm tính tình của Ba. Ba là người rất nóng tính nhưng rất độ lượng, sống tình cảm và rất thương con dù là trai hay gái. "...tính Ba thì nóng như Trương Phi" nhưng "Ba dễ khóc lắm, vui cũng khóc mà buồn cũng khóc. Đám cưới cũng khóc mà đám ma cũng khóc" (chị Kiết), khi chị Thưởng có người yêu về thăm. "Ba tôi sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi đã lái xe đưa hai người ra phi trường và ngồi chờ chị Thưởng và người yêu bịn rịn chia tay".
Đối với người say mê âm nhạc như chị Tài, "những sinh hoạt hữu ích cho xã hội Ba rất cổ vũ khuyến khích còn dành thì giờ chở tới tận nơi dù công việc của Ba rất nhiều và bận rộn", đôi khi chị Tài cũng bị la vì một lần thức khuya vì mãi mê hát.
Sau những mẫu chuyện này, Ba quả là người đàn ông mẫu mực, các anh chị em đều thương nhớ Ba, phải chi tôi gặp Ba sớm hơn...
LISA QUANG TRAN
Huyền thoại về Ba. (tiếp).
Suy nghĩ của Quang (Lisa) về Ba .
Có lẽ tôi là người sau cùng chia sẽ những suy nghĩ về Ba và đám tang của Ba. Tôi là dâu trẻ nhất, sau cùng nhất trong gia đình mà tôi chưa hề chính thức gặp mặt.
Khi Ba còn sống, tôi thường nghe kể nhiều về Ba qua anh Đính, qua những tấm hình chụp Tết mà anh có dịp về thăm Ba. Qua hình ảnh trông Ba thật khỏe mạnh và phong độ trong bộ quần áo lúc nào cũng được bỏ vào quần, hạnh phúc của Ba qua nụ cười khi được gặp con cháu từ xa về.
Tôi còn nhớ rất rõ, anh nói rằng Ba anh rất khỏe, cụ có thể sống đến 100 tuổi, không hề bệnh lúc nào. Má còn bị tai điếc chứ Ba thì nghe rất rõ. Những lúc anh gọi về từ Úc, Ba điều trả lời thay Má.
Thời gian đó tôi và anh Đính chưa chính thức lấy nhau. Những dịp Tết về VN thăm gia đình tôi chần chừ chưa muốn gặp Ba Má và gia đình ảnh ở Ban Mê Thuột, tôi nghĩ gặp hai người chị ruột là chị Phượng và chị Thưởng ở Sài Gòn là được rồi, sau này tôi biết và gặp thêm chị Kiết từ Canada.
Khi nghe tin Ba bệnh, tôi rất bất ngờ. Ba được chở vào bệnh viện và được chăm sóc cận thận bởi Má và các chị ruột. Có lần điện thoại về nghe nói Ba khỏe lại rồi và chuẩn bị trở về nhà nên chúng tôi đỡ lo và yên tâm hơn. Tuy nhiên sau đó, được biết Ba không chịu ăn uống gì cả, chúng tôi trở nên hơi lo. Tôi còn nhớ rõ đó là đêm thứ sáu, sau khi trở về nhà từ buổi tiệc chúc mừng chúng tôi có PR (thường trú nhân).
Tôi đang ngồi xem tin tức truyền hình thì có nghe tin nhắn vào máy điện thoại của anh Đính. Tôi cảm giác một cái gì đó không ổn, cảm giác rất khác thường. Tôi mở ra xem với nội dung "ông Ngoại mất rồi" từ Pipo. Lúc đó không biết làm thế nào chỉ biết chạy vào phòng lúc anh Đính đang ngủ và lay anh dậy, nói một câu "anh, Ba mất rồi". Anh mở mắt thật to, nhìn chừng chừng vào tôi và chỉ thốt lên một câu và úp mặt vào gối " trời ơi sao sớm quá vậy, Ba mất rồi". Tôi cảm nhận nổi đau của anh khi không còn gặp Ba nữa, nhất là khi anh ở xa không được thấy mặt Ba lần cuối. Khoảng một lát sau anh thẩn thờ ngồi vào máy vi tính, anh email thông báo cho chị Kiết, chị Tài, nói chuyện với mấy người cháu ở Canada . Đồng thời anh cũng email cho hai con của anh ở Sydney rằng ông Nội mất rồi. Sau đó anh quay sang tôi nói rằng tôi phải về với anh. Tôi không nói gì hết, gật đầu đồng ý vì đây là điều phải đạo, cũng là dịp tôi cúi đầu chào Ba, mong rằng Ba có linh thiên nhìn nhận đứa con dâu chưa bao giờ gặp mặt này.
Đêm hôm đó, tôi nằm mơ và vẫn còn nhớ rất rõ đến bây giờ. Tôi bị một gã điên khùng nào đó chĩa súng vào tôi và bắn. Máu ra rất nhiều, tôi hớt hãi la kêu cứu nhưng mọi người xung quanh bu lại và chỉ nhìn tôi không làm gì cả. Cảm giác sắp chết đang đến gần, nghĩ đến không còn gặp và giao tiếp với người thân nữa. Tôi đang trong tâm trạng giữa cái sống và cái chết, bước qua thế giới khác. Tôi nghĩ đến anh Đính và xa anh vĩnh viễn. Không biết lúc đó như thế nào, tôi khóc. Thế là tôi giật mình dậy, nước mắt tôi vẫn chảy dài. Anh Đính nghe và hỏi tại sao, tôi nói sợ quá, giất mơ sợ quá. Anh nói đó chỉ là giất mơ thôi.
Ngày hôm sau, anh nói ngắn ngọn với tôi "thôi em ở lại, anh sẽ đi một mình, lúc này gia đình đang bối rối em về lúc này chưa phải lúc, khi nào đám giỗ 49 ngày hoặc dịp Tết thì về quỳ trước bàn thờ Ba và vấn an Má". Tôi rất buồn trong lòng và không nói gì. Tôi muốn về vì đây là dịp được gặp mọi người trong gia đình, gặp Má, đặc biệt quỳ trước bàn thờ để mong Ba tha thứ tôi vì đã không lên thăm Ba trong những chuyến về VN điều mà đáng lẽ tôi nên làm từ lâu.
Sau đám tang của Ba, anh Đính trở về lại Úc. Tôi mở tất cả tấm hình được chụp trong đám tang. Tôi thấy tất cả những người tôi biết và chưa biết, có thể nhìn thấy sự mất mát qua gương mặt của mỗi người. Trong đó người tôi để ý nhất là Má. Trong Má rất buồn và tiều tụy. Mắt đỏ và sưng lên vì khóc nhiều. Người phụ nữ đã gắn cuộc đời, vui sướng cực khổ với chồng suốt mấy chục năm qua. Bây giờ chống chọi với sự cô đơn một mình, chăm sóc hình ảnh qua nén hương.
Mấy ngày hôm sau, anh có cho tôi xem lá thư mà Ba viết cho mấy chị gái, không ghi rõ ngày tháng. Mặc dù chữ không rõ do copy, nhưng anh cố gắng đọc và giải thích cho tôi hiểu, những ký ức cuộc đời của Ba bắt đầu trãi bày ra.
Tôi say mê nghe anh đọc, mặc dù không rõ lắm về tên và quan hệ trong cung nội thời đó, nhưng tôi hiểu nội dung mà Ba viết trong thư. Qua đó tôi biết về nguồn gốc của Ba, cuộc đời của Ba. Cũng như tất cả những kỷ niệm vui buồn mà các anh chị như chị Kiết, chị Tài, chị Phượng, chị Thưởng, chị Chi, anh Định, anh Đính...viết ra trao đổi qua email, tôi hiểu thêm về Ba, kiên cường của Má.
Thế hệ của tôi có lẽ không hiểu nổi sự khốn khổ mà thời của Ba, Má và các chị đã trãi qua. Mặc dù nghe nói rất nhiều, nghe kể rất nhiều thời chiến tranh bom đạn, nạn đói và chết chóc từ những người đi trước, nhưng tôi vẫn chưa hình dung nó rùng rợn đến mức nào.
Tôi còn nhớ khi còn học ở phổ thông, trong giờ môn văn, học truyện ngắn Lão Hạc (1943), cô kể lại chúng tôi nghe chiến tranh và nạn đói năm 1945, là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam, hàng triệu người chết vì đói, xác nằm la liệt ngòai đường, nghe thật kinh hãi làm sao.
Bây giờ nghe chị Kiết kể lại thời chạy giặc của Má vào chiến tranh 1939-1945, Má phải tản cư xuống Phan Rang, vừa chạy vừa sinh em bé, đồng thời "Má tôi bồng em trai tôi đã lã người trên vai. Đến khi má tôi đặt nó nằm trên một tảng đá thì nó đã chết" có lẽ hoàn cảnh lúc đó Má và chị thật đau khổ biết chừng nào.
Bây giờ Ba đã ra đi vào cái tuổi mà khó ai sống thọ đến như vậy. Nghe nói Ba mất rất nhẹ nhàng, rất tốt. Dù sao Ba cũng hạnh phúc sống và nhìn thấy con cháu đầy đủ và đã trưởng thành. Mặc dù tôi chưa hề gặp và trò chuyện, nhưng qua những mẫu chuyện kỷ niệm về Ba của các anh chị, tôi biết thêm tính tình của Ba. Ba là người rất nóng tính nhưng rất độ lượng, sống tình cảm và rất thương con dù là trai hay gái. "...tính Ba thì nóng như Trương Phi" nhưng "Ba dễ khóc lắm, vui cũng khóc mà buồn cũng khóc. Đám cưới cũng khóc mà đám ma cũng khóc" (chị Kiết), khi chị Thưởng có người yêu về thăm. "Ba tôi sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi đã lái xe đưa hai người ra phi trường và ngồi chờ chị Thưởng và người yêu bịn rịn chia tay".
Đối với người say mê âm nhạc như chị Tài, "những sinh hoạt hữu ích cho xã hội Ba rất cổ vũ khuyến khích còn dành thì giờ chở tới tận nơi dù công việc của Ba rất nhiều và bận rộn", đôi khi chị Tài cũng bị la vì một lần thức khuya vì mãi mê hát.
Sau những mẫu chuyện này, Ba quả là người đàn ông mẫu mực, các anh chị em đều thương nhớ Ba, phải chi tôi gặp Ba sớm hơn...
LISA QUANG TRAN
TANG LỄ cuả BA _HỎA THIÊU ở ĐÈO RÙ RÌ gần NHATRANG
(THEO Ý CỦA BA)
(viết trở lại ngày 19 tháng 11/08)
Tối hôm trước ngày 11/9/08 tôi còn chat với Bõ, Chi, Phú , tụi nó nói ba khá hơn rồi, có thể ngày mai ba về nhà được, ba đã tỉnh cử động được và tự lấy khăn lau mặt, vì ba rất mừng được bác sĩ cho về.
Má vô thăm , má nói sao ông ở lâu vậy, mai về nghe. Ba khóc. Chẳng hiểu tâm trạng má thế nào.
Hôm sau ba về nhà Phượng và Thưởng thay ca săn sóc ba. Sáng hôm sau tôi thức dậy, check mail thì thấy ngay mail cuả Bơ, nói ông ngoại mất rồi. Tôi khóc, nói cho con trai biết. Tôi gọi cho TÀI , nhưng Tài chưa bắt phone, tôi gọi cho Hiền nhờ Hiền cho số cell phone của TÀI.
Sau đó 2 chị em cùng nói chuyện chuẩn bị mua vé. Đính từ ÚC gởi mail qua , có cả hình 2 đưá cháu chụp với ông nội. Tôi gọi cho con gái NINA và TINA. Nina nói để con hỏi vé. Hỏi con trai có đi không? tụi nó không đi được. Một giờ sau Nina gọi lại. Má nên về nhà sửa soạn đồ đạc, sáng mai về VN 8 giờ, AIR CATHAY PACIFIC đi với Tina. Tôi vừa mừng vừa khóc . Có người đi cùng cũng đỡ lắm, nhất là lúc này không bình tĩnh lắm. Cậu em ở Úc cũng phone qua nói , em cũng mừng có Tina đi với chị, em yên tâm hơn. Vì dạo sau này tôi hay chóng mặt nên đi đâu một mình cũng lo.
Về tới VN hai chị em ( tôi và Đính ở ÚC) gặp nhau ở phi trường Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều. Còn Thanh Tài thì sáng hôm sau mới tới. Tôi,Tina và Đính bao xe về BANMÊTHUỘT trước, có thêm Pipo và người em bà con cùng đi.
Bước xuống xe , trước nhà có che thêm một chái, Thưởng ra đở tôi đi vào, bàn thờ ba quay mặt ra đường, tôi vào lạy ba, tạ tội con về trễ...và nhìn mặt ba lần cuối...Ba còn đợi 3 đứa con ở xa, một đứa đầu, một đứa út.. một đứa giữa...có lẽ 3 đứa ba trông nhất...Tài thì sáng hôm sau mới về.
Điều làm tôi ngạc nhiên là đám ma sao mà có cả một ban trống kèn rầm rộ, tôi quên mất đây là tục lệ VN và là một " công việc" của ban kèn trống đám ma .
Mấy năm đổi thay, mấy chục năm xa quê hương làm tôi quên mất điều này. Nhưng thật là ồn ào, vì mỗi lần có người tới phúng điếu là kèn trống nổi lên, ít nhất là từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Nhà tôi chịu đựng là dĩ nhiên, còn nhà hàng xóm nữa, họ phải nghe như vậy tới 5 ngày.Vì có những vấn đề là phải đợi chúng tôi về cho đủ mặt. 3 ngày sau thì chúng tôi đã về đông đủ, nhưng 5 ngày sau mới thiêu, vì lý do thầy không chọn được ngày tốt ?
Khi có người đến phúng điếu, trống nổi lên là tôi than phiền, nếu mà ở bên kia chắc POLICE phạt từ lâu. Mấy em tôi nói bên này họ cũng chỉ cho có 48 tiếng thôi, nhưng vì nhà mình đặc biệt, phường khối cũng thông cảm... . Nhà này đám ma mà như đám cưới, lúc nào cũng ồn ào rộn ràng con cháu...thành khóc một hồi rồi cười rúc rích... lâu lâu anh chị em, bà con, họ hàng xa gần mới có dịp tề tựu đủ mặt...ba dù mất cũng vui lòng tha thứ !
Mỗi tối mấy người con trai, con rễ, cháu đều thay nhau canh bên cạnh quan tài.
May quá là mấy ngày chờ đợi trời mưa, khí hậu mát, sau này có ông thầy bói nói nhà này có hồng tang, con cháu về sau sẽ ăn nên làm ra. Tôi không biết đúng không , chứ lúc này kinh tế đang tuột dốc, đồng đô xuống giá, thức ăn, gạo lên giá, tiền làm ra khó... Các thầy trên chuà đến tụng kinh cầu siêu mấy lần.
Đây thêm một huyền thoại, đêm tụng kinh cuối cùng, mưa như xối xả, trời khóc người rưng rưng lệ, sân trước nhà thì nhỏ, phải che bạt, nước mưa nhiều quá, bạt thụng thành một đường nước dài chảy xuống,.mọi người phải tránh không thì ướt hết, nhưng thầy vẫn tụng kinh và mọi người phải nghiêm chỉnh.
Đến lúc thầy đi lên gác để tụng kinh bàn Phật ở trên, chúng tôi chỉ theo lên vài người, nhưng 3 người con trai thì phải lên hết, vì phải bưng hình Ba, bát nhang...
Lên đến nơi, mọi người quỳ xuống trước bàn thờ. Phía trước bàn thờ là cái lan can, có treo hình ông TUY LÝ MIÊN TRINH, xây mặt ra đường. Chuyện là như vầy,cái chỗ treo hình ông MT trước là chỗ treo hình bác HỒ. Một hôm, (em tôi kể) có bà TÔN NỮ ĐA ĐA (tôi không rõ lắm về bà này) ghé qua thăm gia đình tôi (chắc là họ hàng...?) Bà lên bàn thờ thắp nhang và thấy hình ông TLMT để ở chính giữa và hình thờ con cháu xung quanh. Bà nói không được , nếu để vầy thì con cháu cứ hầu ông hoài không siêu thoát, bà đề nghị rọi lớn hình ông rồi đem ra trước treo lên chỗ hình bác Hồ, vì bác cũng còn nhỏ hơn ông. Hình bác HỒ thì đem treo qua bên hông. Bây giờ thì ba tôi không có ý kiến, chứ hồi mới đổi đời mà treo vậy là không được. Kim Chi có kinh nghiệm về chuyện này , vì có lần mượn hình bác đi diễn hành diễn văn nghệ gì đó, quên trả lại bị đòn một trận...Ba tôi nói :
- Mi không biết sao, bi giờ mà không có bác là không sống nỗi ..(mặc dầu bác đâu cho củ khoai nào)
Theo tục lệ nếu nhà có tang, đang làm lễ thì các hình khác phải phủ lại. Thật sự tôi cũng không biết rõ mấy chuyện này. Cái hình cuả ông MT được phủ lại bằng một tấm màn xanh. Vừa lúc thầy bắt đầu xướng kinh thì một tiếng sấm thật lớn vang lên, mọi người đều giật mình, tưởng như nhà bị sập không biết ai đó đã đụng giật tấm màn xéo ra một bên, tấm hình nhỏ để bên góc, hình ông TL hiện ra, mọi người ở dưới ngẩng đầu lên đều có cảm giác như ông vừa hiện về.. Thật sự đây chỉ là một sự tình cờ thôi nhưng ai nấy đều chú ý...và biến thành một huyền thoại là ông ấy về dẫn ba đi...và người kể lại chuyện này cho tôi nghe là anh chàng camera, vì anh ấy cũng quay luôn lúc đó.
Sáng hôm sau ngủ dậy cô em tôi nói với đứa cháu con của Đạt. Tối qua nằm thấy ba mặc đồ đẹp,có một ông đến dắt ba đi xa lắm...
(THEO Ý CỦA BA)
(viết trở lại ngày 19 tháng 11/08)
Tối hôm trước ngày 11/9/08 tôi còn chat với Bõ, Chi, Phú , tụi nó nói ba khá hơn rồi, có thể ngày mai ba về nhà được, ba đã tỉnh cử động được và tự lấy khăn lau mặt, vì ba rất mừng được bác sĩ cho về.
Má vô thăm , má nói sao ông ở lâu vậy, mai về nghe. Ba khóc. Chẳng hiểu tâm trạng má thế nào.
Hôm sau ba về nhà Phượng và Thưởng thay ca săn sóc ba. Sáng hôm sau tôi thức dậy, check mail thì thấy ngay mail cuả Bơ, nói ông ngoại mất rồi. Tôi khóc, nói cho con trai biết. Tôi gọi cho TÀI , nhưng Tài chưa bắt phone, tôi gọi cho Hiền nhờ Hiền cho số cell phone của TÀI.
Sau đó 2 chị em cùng nói chuyện chuẩn bị mua vé. Đính từ ÚC gởi mail qua , có cả hình 2 đưá cháu chụp với ông nội. Tôi gọi cho con gái NINA và TINA. Nina nói để con hỏi vé. Hỏi con trai có đi không? tụi nó không đi được. Một giờ sau Nina gọi lại. Má nên về nhà sửa soạn đồ đạc, sáng mai về VN 8 giờ, AIR CATHAY PACIFIC đi với Tina. Tôi vừa mừng vừa khóc . Có người đi cùng cũng đỡ lắm, nhất là lúc này không bình tĩnh lắm. Cậu em ở Úc cũng phone qua nói , em cũng mừng có Tina đi với chị, em yên tâm hơn. Vì dạo sau này tôi hay chóng mặt nên đi đâu một mình cũng lo.
Về tới VN hai chị em ( tôi và Đính ở ÚC) gặp nhau ở phi trường Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều. Còn Thanh Tài thì sáng hôm sau mới tới. Tôi,Tina và Đính bao xe về BANMÊTHUỘT trước, có thêm Pipo và người em bà con cùng đi.
Bước xuống xe , trước nhà có che thêm một chái, Thưởng ra đở tôi đi vào, bàn thờ ba quay mặt ra đường, tôi vào lạy ba, tạ tội con về trễ...và nhìn mặt ba lần cuối...Ba còn đợi 3 đứa con ở xa, một đứa đầu, một đứa út.. một đứa giữa...có lẽ 3 đứa ba trông nhất...Tài thì sáng hôm sau mới về.
Điều làm tôi ngạc nhiên là đám ma sao mà có cả một ban trống kèn rầm rộ, tôi quên mất đây là tục lệ VN và là một " công việc" của ban kèn trống đám ma .
Mấy năm đổi thay, mấy chục năm xa quê hương làm tôi quên mất điều này. Nhưng thật là ồn ào, vì mỗi lần có người tới phúng điếu là kèn trống nổi lên, ít nhất là từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Nhà tôi chịu đựng là dĩ nhiên, còn nhà hàng xóm nữa, họ phải nghe như vậy tới 5 ngày.Vì có những vấn đề là phải đợi chúng tôi về cho đủ mặt. 3 ngày sau thì chúng tôi đã về đông đủ, nhưng 5 ngày sau mới thiêu, vì lý do thầy không chọn được ngày tốt ?
Khi có người đến phúng điếu, trống nổi lên là tôi than phiền, nếu mà ở bên kia chắc POLICE phạt từ lâu. Mấy em tôi nói bên này họ cũng chỉ cho có 48 tiếng thôi, nhưng vì nhà mình đặc biệt, phường khối cũng thông cảm... . Nhà này đám ma mà như đám cưới, lúc nào cũng ồn ào rộn ràng con cháu...thành khóc một hồi rồi cười rúc rích... lâu lâu anh chị em, bà con, họ hàng xa gần mới có dịp tề tựu đủ mặt...ba dù mất cũng vui lòng tha thứ !
Mỗi tối mấy người con trai, con rễ, cháu đều thay nhau canh bên cạnh quan tài.
May quá là mấy ngày chờ đợi trời mưa, khí hậu mát, sau này có ông thầy bói nói nhà này có hồng tang, con cháu về sau sẽ ăn nên làm ra. Tôi không biết đúng không , chứ lúc này kinh tế đang tuột dốc, đồng đô xuống giá, thức ăn, gạo lên giá, tiền làm ra khó... Các thầy trên chuà đến tụng kinh cầu siêu mấy lần.
Đây thêm một huyền thoại, đêm tụng kinh cuối cùng, mưa như xối xả, trời khóc người rưng rưng lệ, sân trước nhà thì nhỏ, phải che bạt, nước mưa nhiều quá, bạt thụng thành một đường nước dài chảy xuống,.mọi người phải tránh không thì ướt hết, nhưng thầy vẫn tụng kinh và mọi người phải nghiêm chỉnh.
Đến lúc thầy đi lên gác để tụng kinh bàn Phật ở trên, chúng tôi chỉ theo lên vài người, nhưng 3 người con trai thì phải lên hết, vì phải bưng hình Ba, bát nhang...
Lên đến nơi, mọi người quỳ xuống trước bàn thờ. Phía trước bàn thờ là cái lan can, có treo hình ông TUY LÝ MIÊN TRINH, xây mặt ra đường. Chuyện là như vầy,cái chỗ treo hình ông MT trước là chỗ treo hình bác HỒ. Một hôm, (em tôi kể) có bà TÔN NỮ ĐA ĐA (tôi không rõ lắm về bà này) ghé qua thăm gia đình tôi (chắc là họ hàng...?) Bà lên bàn thờ thắp nhang và thấy hình ông TLMT để ở chính giữa và hình thờ con cháu xung quanh. Bà nói không được , nếu để vầy thì con cháu cứ hầu ông hoài không siêu thoát, bà đề nghị rọi lớn hình ông rồi đem ra trước treo lên chỗ hình bác Hồ, vì bác cũng còn nhỏ hơn ông. Hình bác HỒ thì đem treo qua bên hông. Bây giờ thì ba tôi không có ý kiến, chứ hồi mới đổi đời mà treo vậy là không được. Kim Chi có kinh nghiệm về chuyện này , vì có lần mượn hình bác đi diễn hành diễn văn nghệ gì đó, quên trả lại bị đòn một trận...Ba tôi nói :
- Mi không biết sao, bi giờ mà không có bác là không sống nỗi ..(mặc dầu bác đâu cho củ khoai nào)
Theo tục lệ nếu nhà có tang, đang làm lễ thì các hình khác phải phủ lại. Thật sự tôi cũng không biết rõ mấy chuyện này. Cái hình cuả ông MT được phủ lại bằng một tấm màn xanh. Vừa lúc thầy bắt đầu xướng kinh thì một tiếng sấm thật lớn vang lên, mọi người đều giật mình, tưởng như nhà bị sập không biết ai đó đã đụng giật tấm màn xéo ra một bên, tấm hình nhỏ để bên góc, hình ông TL hiện ra, mọi người ở dưới ngẩng đầu lên đều có cảm giác như ông vừa hiện về.. Thật sự đây chỉ là một sự tình cờ thôi nhưng ai nấy đều chú ý...và biến thành một huyền thoại là ông ấy về dẫn ba đi...và người kể lại chuyện này cho tôi nghe là anh chàng camera, vì anh ấy cũng quay luôn lúc đó.
Sáng hôm sau ngủ dậy cô em tôi nói với đứa cháu con của Đạt. Tối qua nằm thấy ba mặc đồ đẹp,có một ông đến dắt ba đi xa lắm...
Wednesday, June 2, 2010
HUYỀN THOẠI VỀ BA
Kỷ niệm của em về Ba (THANH TÀI) .
Hồi đó khoảng năm 1968, em đang chuản bị thi Tú tài, học hành thì miệt mài lắm ,ban B nên bù đầu bù cổ vì mấy con toán và học thêm rất nhiều (sợ thi trượt).
Nhưng thích văn nghệ nên nhạc TCSơn bài nào mới ra cũng ráng tập tành, một phần vì lỡ vô ban nhạc Du ca Lòng Mẹ của Daklak, rồi đi hát an ủi cho những người thương binh ở Bịnh viện, rồi hoạt động Hội Hồng Thập tự, mà Ba cũng thường chở đi, hoặc có khi anh tài xế Thọ của Ba đưa đi, nhưng khi về thì nói anh về trước vì còn mãi đi chơi với bạn .
Có một lần , bản nhạc Hạ trắng của TCS vừa rất mới, ra rất hay, NgĐăngĐĩnh dạy học ở Trường Tổng Hợp thường hay tới nhà chơi, đàn cho mấy chị em tập hát . Có cả Thanh Chi cô bạn đối diện trường Tổng hợp cũng sang chơi và ở lại tới..khuya (11-12 giờ).
Hôm đó mải mê hát hò, hết người này gọi nắng đến người kia Gọi nắng không để ý trời khuya rồi, chắc hát cũng hơi to nên gọi mãi không thấy ..nắng đâu mà Ba xuất hiện. "Giờ này tối khuya rồi mà còn hát với hò" La cho một trận vì thầy Đĩnh cũng rất thân trong gia đình, xem như trong nhà, làm hết hồn quýnh quáng xin lỗi Ba, rồi sau đó líu ríu đi ngủ mà còn bậm miệng cười khúc khích. Ba la vậy thôi biẻu đừng làm ồn chung quanh để họ nghĩ ngơi . Chắc hôm đó cuối tuần nên gan dạ vậy. Đó là kỷ niệm bị la vì tập nhạc, bây giờ nghĩ lại thấy thương ba, những sinh hoạt hữu ích cho xã hội ba rất cổ vủ khuyến khích còn dành thì giờ chở tới tận nơi dù công việc của ba rất nhiều và bận rộn.
Kỷ niệm về đi Du ca Lòng Mẹ cũng có Ba cho phép vì Bác Hội Trưởng Hội Thanh Niên lúc đó là bạn quen với Ba. Đi đoàn thể vào SàiGòn sinh hoạt ở Chí Linh vùng Xây dựng nông thôn với Ng Đức Quang. Ba là người chở cả bọn ra phi trường để đi máy bay của US(USOM) và chỉ được phép đi trong 10 ngày phải về để về Nhatrang thi. Nghĩ lại thật là vui và tuy là con gái nhưng Ba rất thông cảm cho đi dự các sinh hoạt xã hội và tập thể để được học hỏi thêm nhiều kiến thức.
Ngày 11 tháng 11 năm 2008
Kỷ niệm viết về Ba thời đi học Sư Phạm của ThanhTài
Lướt qua một chút về cái tên đầy vẻ con trai của tôi. Số là hồi đó má tôi sinh toàn gái (5chị em gái vì có một anh trai nhưng anh đã mất lúc chạy tản cư 1944) vì vậy Ba tôi rất mong có một mụn trai. Khi tới chị kế tôi ba đặt tên là Thưởng (như là phần thưởng) nhưng lại ra gái. Tới tôi tên Thành Tài một cái tên thật là con trai. Khi sinh ra tôi má tôi nói ông ơi nó con gái tên này nghe không được, Ba tôi bèn bỏ dấu huyền rồi thành Thanh Tài tôi mang tới giờ vẫn còn âm hưởng của con trai!
Ngày qua tháng lại lớn lên khi vào học sư phạm cái tên mới rắc rối cho tôi, người ta tưởng tôi là trai nên đã gởi một giấy động viên vào Thủ Đức , thật là dở khóc dở cười, Ba tôi lúc đó thân với Thầy Hiệu trưởng Lê Xuân Đích nên đã đích thân chạy tới phân trần với Thầy và vì thế tôi ..được học khóa đầu tiên SP dù đã trễ tới 2 tháng. (lúc đó tôi đang học ỏ Đalạt nhưng rắc rối nên về BMT học)
Lại một lần nữa cái tên làm tôi..bấn loạn, có một thầy tôi nhớ hình như Cha Bình, vào lớp Cha giảng bài xong chắc muốn vui Cha bắt đầu bảo học sinh mỗi người giải thích về tên mình. Mấy cô bạn tên nào cũng đẹp đẽ, đến phiên tôi, tôi nói liền một mạch thưa Cha tên con là một kỷ niệm của Ba mẹ con vào thời kỳ tốt đẹp nhất của hai người kỷ niệm phước lộc màu xanh, Cha gật gù tỏ ý đồng tình và khen là tên ..rất đẹp!
Khi học Sư phạm chúng tôi 6 tên hay đầu têu trốn học để ra rừng cao su chơi hoặc đi quán càphê Gió là căn cứ địa của chúng tôi. tôi , Trâm em thầy Đắc Hiền Mỹ , Sơn, Thư và anh Lương, lúc đó Mỹ có chiếc Vespa, có khi chở 3.
Một hôm chẳng hiểu sao đang dung dăng dung dẻ trên đường ra rừng càphê gần phi trường L19, bỗng đi ngược chiều là chiếc xe hơi LandRollver cuả ba tôi , chết rồi tôi láy nón che mặt nhưng không kịp, thế là chiều hôm đó về bị tra hỏi "con đi đâu, nghĩ học sao không về nhà..". Hú vía 'Ba chỉ hỏi vậy và khuyên tôi chăm lo học . Một lần khác tôi bị bệnh, các bạn kéo tới thăm, nhưng biết danh tiếng Ba tôi rất khó nên đứng mãi ngoài trước cửa quán(Sách) mà chưa dám vô, bạn tôi Mỹ đã vào trong xa rừng càphê hái một cành hoa cà phê màu đỏ hồng rất đẹp, tưạ như hoa đào , vì cây caphê này rất hiếm, nhiều khi cả môt khu rừng hoa càphê trắng mà chỉ có một cây đỏ hồng, mà bạn biết tôi rất thích. Mãi sau, chị tôi ra gọi vô mới dám rón rén vào vì lúc đó vẫn còn nghe tiếng ho hắng dọng cuả Ba tôi!
Đó là những kỷ niệm thời đi học rất nghịch phá cuả chúng tôi.
Sau đây là một kỷ niệm khác về Ba. Hồi nhỏ chắc em hay đau yếu bệnh hoạn nên Ba cũng để mắt tới..Vì con đông làm sao chú ý hết cho đồng đều , vã lại có má ở nhà chăm sóc nên Ba cũng yên tâm phần nào.
Em nhớ hồi ở Đalạt trời thương sương lạnh, mà em thì yếu phổi nên ho hen quanh năm. Mỗi lần Ba đi đâu về thấy em ho quá nên hỏi má đã cho uống thuôc chưa mà chưa thấy bớt. Ba mới làm cho em một môn thuốc mà em rất thích đến nổi khi bớt rồi mà em ..cứ thấy Ba là gỉa bộ còn bị ho để được uống hoài..
Đó là tròng đỏ trứng gà ta mà gà tre mới được, đánh tan với mật ong rừng rồi đem phơi sương một đêm, sáng ra lấy uống rất công hiệu. Ba nói uống thuốc này hay lắm mà hồi đó Ba uống có hai lần là hết ho liền, sao con bị lâu vậy.
Thấy Ba lo lắng sau đó em mới thú thiệt là vì thích ăn trứng mật ong quá nên gỉa bộ còn bị ho. Ba mới cười biểu con thích ăn để ba làm cho con ăn nhưng trẻ con chỉ được ăn khoảng 3,4 trứng 1 tuần thôi. Tuần sau ba cho ăn tiếp . Nghe vậy em mới nói dạ con hết ho rồi. Chắc Ba cũng biết.
Khi qua BMT bệnh ho không còn, chắc khí hậu ấm áp hơn. Lớn lên một chút khi em đậu Tú Tài xong , ba kêu em lại hỏi con có đinh học gì nữa không , hay đi nghành nghề nào.? Em nói :
- Dạ con thích dạy học, Ba nói ừ tốt đó, con gái chọn nghề dạy học nề nếp, mấy chị con cũng dạy học 3 chị rồi, con nữa là thứ tư. Vì trước đó lúc còn học đệ nhị, tôi đã đi dạy kèm cho con của thầy giáo .
Học xong Sư phạm tôi vừa dạy trường Công vừa trường Tư, Trường Hưng Đức của cha Bình. Dạo đó tôi hay đi cùng đường đi làm với Ba nên được Ba cho quá giang đi dạy ở Trường Hưng Đức. và cả Trường Nông Lâm Súc ở dưới dốc cổng số 1.
Vì nghề dạy học hợp ý với Ba nên sau này mấy em gái và cả em trai út cũng theo nghề dạy học, ba tôi rất vui vì tính ra nhà tôi từ trên xuống dưới cả thảy 7 người dạy học , chỉ có Như Mai đang học Sư Phạm nửa chừng thì vì biến cố năm 75 nên dở dang. Đó là kỷ niệm về Ba những ngày thơ ấu của tôi. Chị em mình ai cũng có ít nhất một kỉ niệm về Ba.
Em nhớ hồi còn nhỏ ở Đà Lạt, nhà mình có 1 cầu thang lên gác, em thường hay ngồi sau cầu thang và trò chuyện 1 mình (không phải là bịnh mà là thích).
Một lần Ba đi xa về, em không biết vì đang bận “chuyện trò”. Khi lên gác, vừa đến cầu thang, nghe tiếng thì thầm, nhạc nhiên Ba nhìn quanh, chẳng thấy ai cả. Hướng về phía tiếng nói, Ba thấy chỉ mình em một góc… Em đỏ mặt và mắc cỡ, phần bị bắt gặp tại trận, phần cũng sợ Ba nói ra cho mọi người biết (vì đấy là “bí mật” của riêng em). Nhưng lạ thay Ba chỉ mỉm cười rồi hỏi “Con không biết Ba về sao?” rồi Ba đi lên gác.
Em còn có một kỉ niệm nữa về Ba. Lúc anh Kính quen em và đến nhà chơi, Ba theo dõi ngầm và sau 1 thời gian khi biết rằng anh ấy có ý định nghiêm túc với em, ba đã khuyên em nên bằng lòng vì “Kính là người tốt, sau này con sẽ được hạnh phúc”.
Em đã nghe lời Ba, và cho đến bây giờ, sau gần 40 năm chung sống, anh Kính lúc nào cũng lo cho gia đình chu đáo. Ba ơi! Con thương và cảm ơn Ba nhiều lắm.
Cũng còn những kỉ niệm khác nữa nhưng thôi em phải dừng để nhường cho những thành viên khác trong gia đình.
TT
Subscribe to:
Posts (Atom)